Bản sao y bản chính có được dùng làm cơ sở để chứng thực?

Chủ đề   RSS   
  • #556083 29/08/2020

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Bản sao y bản chính có được dùng làm cơ sở để chứng thực?

    Bản sao y bản chính

    Bản sao y bản chính - Ảnh minh họa

     “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

    1. Về giá trị pháp lý:

    Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Như vậy, có thể hiểu bản sao được chứng thực từ bản chính chỉ có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong một số các giao dịch.

    Tại điều 18, Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính gồm:

    - Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

    - Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    Vậy, chỉ có bản chính được nêu tại điều 18 mới làm cơ sở để chứng thực, còn bản sao được chứng thực từ bản chính không được dùng làm cơ sở chứng thực như bản chính được.

    2. Thẩm quyền chứng thực giấy tờ: Xem TẠI ĐÂY

    3. Phí chứng thực: Xem TẠI ĐÂY

    4. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính

    Bước 1. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

    Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.

    Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.

    Bước 2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau:

    - Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;

    - Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

    Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

    Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.

     
    9439 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    enychi (29/08/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận