Bán mỹ phẩm nhập lậu có thể bị phạt đến 100 triệu đồng

Chủ đề   RSS   
  • #602191 01/05/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81095
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Bán mỹ phẩm nhập lậu có thể bị phạt đến 100 triệu đồng

    Mới đây, cơ quan chức năng đã phát hiện một cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu với số lượng lớn. Những đối tượng này nhằm qua mặt các cơ quan chức năng, chủ cơ sở đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để hoạt động kinh doanh. Pháp luật quy định mức phạt đối với những hành vi nhập lậu này như thế nào?

    Cụ thể, vừa qua Đội Quản lý thị trường số 20 phối hợp với Công an huyện X, TP. Hà Nội đã phát hiện một cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu với số lượng lớn. 

    Tại hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện gần 3.000 sản phẩm mỹ phẩm là son phấn, kem dưỡng da, các sản phẩm làm đẹp. Chủ cơ sở quảng cáo các mỹ phẩm này có xuất xứ từ Hàn Quốc với đủ loại giá cả, từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng mỗi sản phẩm. 

    Tuy nhiên, tất cả số hàng hóa này đều không có bất kỳ giấy tờ nào chứng minh nguồn gốc xuất xứ và các chứng từ hợp lệ.

    Để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, chủ cơ sở không đăng ký hộ kinh doanh và đặt điểm tập kết hàng hóa trong khu đông dân cư. Việc giao nhận mỹ phẩm nhập lậu được thực hiện qua dịch vụ giao nhận hàng hóa.

    Vậy hành vi nhập lậu hàng hóa bị xử lý như thế nào?

    Tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định hàng hóa nhập lậu bao gồm các sản phẩm sau đây:

    - Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;

    - Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;

    - Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

    - Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

    - Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

    Theo đó, nếu nhập khẩu hàng hóa thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì hàng hóa này được xác định là hàng nhập lậu. Với hành vi nhập lậu hàng hóa, buôn bán hàng nhập lậu… có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Xử phạt hành chính hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu

    Đối với hàng hóa nhập lậu chưa đến mức xử lý hình sự áp dụng thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:

    Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

    - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3 triệu đồng;

    - Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3 đến dưới 5 triệu đồng;

    - Phạt tiền từ 40-50 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.

    Lưu ý: Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định trên trong các trường hợp sau đây:

    - Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100 triệu đồng hoặc từ 100 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    - Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;

    - Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.

    Theo đó, các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 và 2 Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:

    - Hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu;

    - Hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu;

    - Hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.

    Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

    - Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 5 Điều 15;

    - Tịch thu phương tiện vận tải vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên. (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)

    Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

    - Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

    - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 15

    Xử lý hình sự hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu

    Cá nhân, pháp nhân kinh doanh buôn bán hàng nhập lậu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017); kinh doanh vận tải hàng nhập lậu có thể bị  truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới theo quy định tại Điều 189 Bộ luật hình sự 2015.

     
    833 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    danusa (08/05/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận