Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp rất hữu ích. Kinh doanh rượu theo quy định của Luật Đầu tư 2020 là ngành nghề thuộc danh đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân muốn hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và phải được cơ quan nhà nước tiến hành xem xét và cấp Giấy phép bán lẻ rượu.
Các đối tượng chưa có giấy phép hoặc vi phạm quy định pháp luật về việc sử dụng giấy phép sẽ có những chế tài nhất định. Căn cứ Điều 6 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định:
"Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh."
Như vậy căn cứ vào quy định trên có thể thấy đối với trường hợp nếu cơ sở của bạn không có giấy phép kinh doanh rượu sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, tùy vào hình thức tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà sẽ có mức phạt khác nhau. Ngoài mức xử phạt tiền, còn không được tiến hành sản xuất kinh doanh nữa do chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến việc phát triển của doanh nghiệp.
Cập nhật bởi Thanhngoc209 ngày 27/02/2022 11:22:38 SA
sửa phông