Bán hàng hoá xách tay có vi phạm pháp luật?

Chủ đề   RSS   
  • #534605 04/12/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    Bán hàng hoá xách tay có vi phạm pháp luật?

    Hiện nay, hàng xách tay là mặt hàng khá phổ biến và được ưa chuộng. Đây là các loại mặt hàng hóa được mang từ nước ngoài về Việt Nam qua đường xách tay như: đi du lịch mua về, nhân viên hàng không mua hàng ở nước ngoài mang về, …Sở dĩ, nhiều người ưa chuộng hàng hóa xách tay bởi mặt hàng hàng này thưởng rẻ hơn so với hàng chính hãng bán trong nước. Lí do là vì sản phẩm này được nhập khẩu vào Việt Nam qua hình thức xách tay nên không phải chịu thuế, không phải làm thủ tục khai hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu nếu không có hành lý vượt định mức miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế (khoản 2 Điều 59 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Nghị định 59/2019/NĐ-CP).

    Bán hàng xách tay là một hình thức kinh doanh hợp pháp và không trái pháp luật khi hàng hóa kinh doanh có đầy đủ những điều kiện mà pháp luật quy định. Theo đó, hàng hóa bị xem là vi phạm pháp luật khi nhập lậu theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP, cụ thể:

    Hàng hóa nhập lậu” gồm:

    a) Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

    b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường;

    c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

    d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

    đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.”

    Như vậy, các sản phẩm mỹ phẩm xách tay được đưa vào kinh doanh không bị xem là hàng hoá nhập lậu khi đảm bảo các điều kiện như:

    + Hàng hóa đó đã được thông qua hải quan theo thủ tục đối với hành lí của người xuất, nhập cảnh, được quy định tại Điều 59 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và có đầy đủ giấy phép của hải quan.

    + Số lượng hàng hóa nằm trong định mức miễn thuế hoặc hàng hóa vượt định mức miễn thuế đã làm thủ tục khai hải quan theo đúng quy định

    + Hàng hóa đảm bảo đúng số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan.

    + Hàng hóa không trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

    + Hàng hóa có hóa đơn, chứng từ kèm theo và đúng quy định của pháp luật về quản lí hóa đơn.

     

    Xử lý hành vi vi phạm

    Việc kinh doanh hàng hoá nhập lậu là một trong những hành vi vi phạm pháp luật. Việc kinh doanh hàng hoá nhập lậu tuỳ thuộc vào mức độ hành vi vi phạm mà người vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

    - Xử phạt hành chính:

    + Đối với hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu có thể bị phạt số tiền lên đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hành hoá nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên (khoản 1 Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP).

    + Trường hợp người vi phạm trực tiếp nhập hàng hoá thì sẽ bị phạt tiền gấp hai lần mức phạt nêu trên (khoản 14 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi khoản 2 Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP).

    + Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn phải có trách nhiệm nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

    - Trách nhiệm hình sự: 

    Người có hành vi vi phạm có dấu hiệu của tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, cụ thể:

    Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
    b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.”

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 04/12/2019 11:31:41 CH
     
    2242 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận