trantamduc.1973 phân tích:
Trong hai phán quyết của Tòa mà tôi đã nêu thì phán quyết thứ nhất là đúng pháp luật, bởi không có bất kỳ một lý do nào theo Luật định để tuyên vô hiệu Hợp đồng. Phán quyết thứ hai, thoạt nghe qua có vẻ hợp lý nhưng thật ra là trái pháp luật.
Đầu tiên Hội đồng xét xử đưa ra nhận định trái với thực tiễn lẫn qui định của Pháp luật rằng nhà và đất là khối thống nhất không thể tách rời ! Thực tiễn đã chứng minh (như bạn khongtheyeuemhon đã đề cập) có nhiều "thần đèn" di dời được nhà bê tông cốt thép đồ sộ từ vị trí này sang vị trí khác một cách khá dễ dàng, còn nếu là nhà cây thì việc di dời thật đơn giản, chỉ cần tháo ra rồi ráp lại. Về mặt pháp luật, rõ ràng khoản 4 điều 31 Nghị định 43/2013/NĐ-CP cho phép tách rời chủ quyền riêng biệt giữa nhà và đất.
Từ nhận định trái pháp luật đó, Hội đồng xét xử đi tới kết luận "tại thời điểm ký kết hợp đồng đã có đối tượng không thể thực hiện được" rồi tuyên Hợp đồng vô hiệu ! Cần nhớ Hợp đồng bị yêu cầu tuyên vô hiệu là Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, nó chỉ có 2 đối tượng, đó là QSDĐ mà bên bán phải giao cho bên mua và số tiền mà bên mua phải thanh toán cho bên bán. Thế nhưng Hội đồng xét xử đã đưa thêm đối tượng là căn nhà vốn nằm ngoài phạm vi khởi kiện vào vụ án, biến đối tượng QSDĐ đơn thuần trong Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ thành "QSDĐ gắn liền một khối thống nhất, không tách rời với căn nhà". Logic học gọi đây là đánh tráo khái niệm. Như vậy, Hội đồng xét xử đã đánh tráo khái niệm để đưa ra phán quyết trái pháp luật, gây thiệt hại nặng nề cho bên nhận chuyển nhượng QSDĐ.
Như tôi đã phân tích, pháp luật cho phép "chủ nhà" không đồng thời là "chủ đất", đồng nghĩa với việc "chủ nhà" và "chủ đất" được độc lập thực hiện quyền của mình chứ không bắt buộc bán nhà thì đồng thời phải "bán" luôn đất. Nhưng, từ qui định tại khoản 4 điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP chúng ta suy luận được rằng Luật cũng qui định việc "bán" đó là "bán" có điều kiện, ví dụ A là chủ nhà, B là "chủ đất" => C muốn mua nhà của A phải với điều kiện được B cho thuê đất hoặc hợp tác kinh doanh ..v..v.. hoặc C muốn mua đất của B thì phải với điều kiện sau khi nhận chuyển quyền C phải cho A thuê đất hoặc hợp tác kinh doanh ..v..v...Thậm chí, ngay cả trong trường hợp chủ nhà và "chủ đất" là một mà muốn "bán đất" nhưng không bán nhà vẫn có thể áp dụng khoản 4 điều 31 Nghị định 43 bình thường. Tóm lại, khi chỉ mua nhà mà không mua đất hoặc ngược lại thì phải nhớ kèm theo điều kiện đúng như Luật định để được đảm bảo quyền lợi.
Trân trọng.
Nhưng đây là trường hợp Trantamduc.1973 phân tích là nhà và đất là hai chủ khác nhau.
Như Vậy, trong trường hợp nhà và QSD đất của cùng một chủ đứng tên thì việc bán QSĐ đất nhưng không bán nhà trên đất thì trường hợp này như thế nào ? có bị vô hiệu hay không ? Theo tôi là hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ bị vô hiệ như cách phân tích đầu tiên của Trantamduc.1973.
Cập nhật bởi hoadainhan1 ngày 08/12/2020 08:03:29 CH
bổ sung bản phân tích
Luật sư Nguyễn Hòa, thuộc Văn phòng luật sư NGUYỄN HÒA. ĐT 0903376602
Địa chỉ: 276 đường Lê Duẩn, Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, T. Bình Định
Điện thoại : 0903376602
Email: luatsuhoa@yahoo.com.vn
Luật sư sẽ sẵn sàng trực tiếp nhận hồ sơ vụ việc để trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.
Hân hạnh được phục vụ hài lòng quý khách.