Em mong các anh chị giúp em với ạ. Em cảm ơn ạ.
Sự kiện 1: Công ty TNHH ABCD (trụ sở chính tại Quận Hà Đông, TP. Hà Nội) giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với Công ty cổ phần XYZ (trụ sở chính tại TP. Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên). Theo đó, ngày 15/02/2021, Giám đốc của Công ty ABCD đã thay mặt công ty ký hợp đồng với Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc của Công ty XYZ. Nội dung của hợp đồng là công ty XYZ phải giao 5000 bao xi măng Hoàng Thạch loại 1 cho công ty ABCD vào ngày 20/02/2021 tại địa điểm xây dựng của công ty ABCD là tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Sự kiện 2: Tình tiết bổ sung: Giả sử hợp đồng trên không rơi vào các trường hợp vô hiệu. Đến hết ngày 28/02/2021, công ty XYZ vẫn chưa giao hàng. Công ty ABCD sau đó đã yêu cầu công ty XYZ phải chịu phạt vi phạm hợp đồng với lý do trong hợp đồng có thỏa thuận về mức phạt vi phạm là 10% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Ngoài ra, công ty ABCD còn yêu cầu công ty XYZ bồi thường thiệt hại, lý do đưa ra là vì công ty XYZ giao hàng chậm dẫn đến công ty ABCD chậm tiến độ bàn giao công trình cho đối tác và bị đối tác phạt vi phạm 200 triệu đồng. Tuy nhiên, nội dung về bồi thường thiệt hại không được thỏa thuận trong hợp đồng. Công ty XYZ không đồng ý nộp phạt và bồi thường thiệt hại.
Sự kiện 3: Ngày 30/04/2016, công ty ABCD đã quyết định kiện Công ty XYZ ra Tòa án có thẩm quyền. Ngày 21/7/2017, Hội đồng xét xử đã tuyên Bản án sơ thẩm 23/KDTM-ST. Không đồng ý với bản án sơ thẩm này, công ty XYZ làm đơn kháng cáo.
Các vấn đề cần giải quyết:
1. Bình luận về hiệu lực của Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa ABCD và XYZ?
2. Đưa ra hướng giải quyết đối với tranh chấp tại Sự kiện 2?
3. Xác định các Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với tình huống ở Sự kiện 3?