Bãi đỗ xe trạm dừng nghỉ chân đường bộ cần đáp ứng tiêu chuẩn ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #606117 13/10/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Bãi đỗ xe trạm dừng nghỉ chân đường bộ cần đáp ứng tiêu chuẩn ra sao?

    Trạm dừng chân đường bộ thường được xây dựng gần các đường cao tốc để cho các xe khách trên đường dài có thể đến để nghỉ ngơi, mua sắm và vệ sinh. Vậy, bãi đỗ xe trạm dừng chân giao thông đường bộ cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
     
     
    1. Bãi đỗ xe và đường ra, vào bãi đỗ xe cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
     
    Căn cứ 2.3.2. QCVN 43: 2012/BGTVT quy định về bãi đỗ xe và đường ra, vào bãi đỗ xe như sau:
     
    - Khu vực bãi đỗ xe: Thiết kế hướng đỗ xe hợp lý để đáp ứng nhu cầu đỗ xe của từng loại phương tiện, đảm bảo an toàn, thuận tiện;
     
    - Diện tích tối thiểu cho một chỗ đỗ của xe ô tô khách, xe ô tô tải là 40 m2 và cho xe ô tô con là 25m2. Có vạch sơn để phân định rõ từng vị trí đỗ xe. Có vị trí đỗ xe riêng cho người khuyết tật với diện tích tối thiểu 25m2 (Theo QCVN 07:2010/BXD);
     
    - Đường lưu thông trong trạm dừng nghỉ phải có các biển báo hiệu, vạch kẻ đường; có bán kính quay xe phù hợp (nhưng bán kính tối thiểu không nhỏ hơn 10m tính theo tim đường được quy định tại QCVN 07:2010/BXD để đảm bảo cho các loại phương tiện lưu thông an toàn trong khu vực trạm dừng nghỉ;
     
    - Đường ra, vào bãi đỗ xe phải được thiết kế theo các quy định và tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo lưu thông, hạn chế tối thiểu xung đột giữa dòng phương tiện vào và ra và với người đi bộ.
     
    2. Nơi nghỉ ngơi của trạm dừng chân dành cho lái xe và hành khách 
     
    Quy định về nơi nghỉ ngơi của lái xe và hành khách được quy định tại 2.3.3. QCVN 43: 2012/BGTVT như sau:
     
    - Phòng nghỉ tạm thời cho lái xe phải được trang bị ghế ngả, quạt điện hoặc điều hòa nhiệt độ.
     
    - Không gian nghỉ ngơi là khu vực kết cấu kiến trúc có mái che hoặc khu vực trong cây xanh, thảm cỏ có bố trí ghế ngồi (không kể khu vực các công trình dịch vụ thương mại), số lượng ghế ngồi được tính toán căn cứ theo lưu lượng khách vào trạm dừng nghỉ, đảm bảo khách vào trạm dừng nghỉ có nơi nghỉ ngơi khi không sử dụng các dịch vụ thương mại của trạm dừng nghỉ.
     
    3. Quy định về khu vệ sinh của trạm dừng chân
     
    Căn cứ 2.3.4. QCVN 43: 2012/BGTVT quy định về khu vệ sinh trạm dừng chân được xây dựng như sau:
     
    - Khu vệ sinh phải được bố trí ở những nơi dễ quan sát, tiện cho khách sử dụng, đồng thời tránh ảnh hưởng tới các khu vực ăn uống và nghỉ ngơi của hành khách. Khu vệ sinh phải bố trí vệ sinh nam, nữ riêng và đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng; nơi vệ sinh dành cho người khuyết tật phải có biển báo theo quy ước quốc tế;
     
    - Khu vệ sinh phải đảm bảo chống thấm, chống ẩm ướt, thoát mùi hôi thối, thông thoáng, tường, mặt sàn và thiết bị phải luôn sạch sẽ. Số lượng, chất lượng các loại thiết bị vệ sinh phải phù hợp với quy định của từng loại công trình theo TCXDVN 276:2003;
     
    - Khu vệ sinh phải được thông gió tự nhiên trực tiếp; nếu thông gió tự nhiên không đáp ứng yêu cầu thì phải dùng thông gió cơ giới theo quy định tại TCVN 5687:2010;
     
    - Nền, mặt tường khu vệ sinh phải dùng loại vật liệu không hút nước, không hút bẩn, chịu xâm thực, dễ làm vệ sinh;
     
    - Tại các vị trí bố trí chậu để rửa tay nên bố trí bàn, gương, móc treo.
     
    4. Khu vực giới thiệu và bán hàng hóa được xây dựng thế nào?
     
    Theo 2.3.6. QCVN 43: 2012/BGTVT quy định về khu vực giới thiệu và bán hàng hóa như sau:
     
    - Việc bố trí nội thất, kệ, quầy bán hàng phải bảo đảm đồng thời hai yếu tố thẩm mỹ và thông thoáng. Việc bố trí không gian nội thất nên cơ động, linh hoạt, dễ dàng thay đổi khi cần thiết;
     
    - Không gian mua hàng của khách phải đảm bảo thuận tiện để hành khách đi lại, đứng xem, chọn hàng, thử hàng, mua hàng.
     
    5. Tiêu chuẩn đối với khu vực phục vụ ăn uống, giải khát của trạm dừng chân
     
    Căn cứ 2.3.7. QCVN 43: 2012/BGTVT về khu vực phục vụ ăn uống, giải khát được quy định như sau:
     
    - Khu vực phục vụ ăn uống, giải khát cho hành khách và lái xe phải được bố trí một khu vực riêng;
     
    - Khu vực phục vụ ăn uống phải được bố trí bàn ăn, ghế ngồi và thùng rác đảm bảo vệ sinh môi trường;
     
    - Khu vực chế biến thức ăn và khu vực phục vụ hành khách được ngăn cách bằng vách ngăn lửng hoặc được bố trí khu vực riêng biệt;
     
    - Nền khu vực phục vụ ăn uống phải dùng loại vật liệu dễ làm vệ sinh;
     
    - Khu vực phục vụ ăn uống phải được thông gió tự nhiên và trang bị hệ thống quạt mát, quạt hút mùi. Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng trường hợp có thể thông gió bằng phương pháp cơ giới và thiết bị điều hòa nhiệt độ theo quy định tại TCVN 5687: 2010;
     
    - Khu vực ăn uống phải đảm bảo luôn sạch sẽ, đáp ứng đầy đủ các quy định về vệ sinh môi trường, các sản phẩm ăn uống phục vụ khách hàng phải đảm bảo các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
     
    247 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (25/11/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận