Áp trần cho lãi suất vay tín chấp?

Chủ đề   RSS   
  • #510495 20/12/2018

    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 124 lần


    Áp trần cho lãi suất vay tín chấp?

    >>> Vay tín chấp cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo quyền lợi

    Vay tín chấp là gì?

    Trong phạm vi của bài viết tác giả sử dụng khái niệm vay tín chấp là một loại hình vay được đảm bảo bằng sự tín nhiệm, người vay không cần phải thế chấp tài sản. Các khoản vay tín chấp thường có giá trị không lớn, giao động khoảng từ vài chục đến vài trăm triệu.

    Mức lãi suất cho vay tín chấp là bao nhiêu?

    Mức lãi suất cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời gian trả, giá trị khoản vay, các điều kiện để cho vay.

    Có thể chia ra thành hai nhóm

    + Vay tín chấp tại các ngân hàng thương mại: thường điều kiện vay hơi khó khăn, kèm theo có yêu cầu về mức thu nhập của người vay, nhưng kèm theo là mức lãi suất ưu đãi và giá trị khoản vay lớn hơn so với các công ty tài chính. Mình có làm lại một bảng về lãi suất tại một số ngân hành để mọi người tham khảo.

    Ngân hàng

    Mức lãi suất  (năm)

    Lienvietpostbank

    13.5%

    Techcombank

    14%

    VPbank

    25%

    Citibank

    18%

    Maritimebank

    20%

    Standard Chartered

    16%

    Vietcombank

    15,6%

    Vietinbank

    12%

     
    (Tham khảo dựa trên Taichinh.Online)

    + Vay tại các công ty tài chính: điều kiện cho vay dễ dàng, thủ tục vay và thời gian giải ngân rất nhanh chóng nhưng thường khoản vay có giá trị nhỏ hơn và lãi suất cho vay cao so với khoản vay tại các ngân hàng. Lãi suất tại các công ty tài chính cao hơn so với lãi suất bên trên. Mức dao động có thể từ 30-80%/năm.

    Quy định của pháp luật về lãi suất vay tín chấp

    1. Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS)

    Điều 468 Bộ luật Dân sự có quy định về lãi suất vay như sau:

    Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…

    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”

    Như vậy theo BLDS cho vay (không phân biệt cho vay có tài sản thế chấp hay không) thì nếu mức lãi suất quá 20%/năm sẽ là không đúng theo quy định của pháp luật.

    2. Quy định về xử phạt hành chính

    Tại Điểm d, Khoản 3, Điều 11, Nghị định 167/2013/NĐ-CP phạt tiền 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với hành vi: “Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay”.

    Hiện nay theo quy định Khoản 1, Điều 1, Quyết định 1424/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện này là 6.25%/năm. Vậy với lãi suất lớn hơn 9.375%/năm sẽ bị xử phạt.

    Tuy nhiên cần lưu ý kỹ đây là quy định về lãi suất cơ bản khi cho vay tiền có tài sản cầm cố nhưng ở đây vay tín chấp không có cầm cố tài sản nên không thể áp dụng quy định để xử phạt. Vậy qua hai quy định trên ta vẫn chưa thấy quy định nào về xử phạt khi cho vay tín chấp với lãi suất cao

    3. Quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS)

    >>> Như thế nào là cho vay nặng lãi, mức xử phạt ra sao?

    Căn cứ Điều 201, BLHS và Điểm i, Khoản 2, Điều 2 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

    Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    Vậy với mức lãi suất 100%/năm trở lên (>8.33%/ tháng) thì bên cho vay mới bị phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Mức lãi suất cho vay là do hai bên thỏa thuận và vào thời điểm hiện tại chỉ có quy định về hình sự là có xử lý hành vi cho vay nặng lãi, với mức lãi suất trên 100%/năm. Vậy bên cho vay có thể hoàn toàn áp dụng mức lãi suất 80 – 90%/năm, chỉ trong trường hợp khởi kiện ra tòa thì phần lãi vượt quá mới bị tuyên vô hiệu, còn nếu không thì người vay sẽ phải chấp nhận mức lãi cao ngất ngưỡng đó.

    Người đi vay tín chấp thường là người có thu nhập không cao mà còn phải chịu với mức lãi suất nêu trên thì thật là bất lợi. Do đó theo ý kiến tác giả cần sớm có quy định rõ ràng của pháp luật về mức lãi suất cho vay tín chấp, không quá thấp đủ để chi phí hoạt động của bên cho vay nhưng cũng không quá cao như tình trạng thả nỗi hiện nay.

    Cập nhật bởi nguyenducphong_123456 ngày 20/12/2018 10:38:38 SA
     
    5477 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #510530   20/12/2018

    Bài viết rất hay, thực tế ở các công ty tài chính hiện nay việc cho vay tín chấp diễn ra tràn lan như home, fecredit, HD saison . Việc khách hàng vay nhưng không có khả năng chi trả do mức lãi suất quá cao, một số trường hợp trốn tránh không thanh toán..thách thức này nọ..Theo mình biết hiện nay bên cho vay cũng chưa có giải pháp gì tối ưu cho những khoản vay quá hạn đó ngoài việc chỉ biết gây áp lực tới người vay , thân nhân người vay bằng việc gọi điện thoai, tới nhà tìm kiếm..chuyển qua các công ty thu hồi nợ..
    Quá đúng với bản chất hình thức vay tín chấp này, rủi ro càng cao, lãi suất càng cao

     

     
    Báo quản trị |  
  • #510539   20/12/2018

    as00016715
    as00016715

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2018
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 975
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 46 lần


    Chào bạn,

    Trong bài viết của bạn có nhiều thông tin còn chưa rõ, ngân hàng thương mại cho vay tín chấp thì điều kiện của nó là gì vi dụ: người vay là tổ chức/cá nhân; có điều khoản ưu tiên thanh toán; ...

    Cho vay tín chấp của công ty tài chính thì nhắm đến đối tượng cá nhân và lãi xuất thì không chịu chi phối của BLDS, bạn đọc các văn bản hướng dẫn của Luật tổ chức tín dụng để hiểu rõ, nếu không nhầm thì lãi vay này không có trần pháp lý mà chỉ có trần cam kết của tổ chức tín dụng và phải đăng ký trần lãi vay này với ngân hàng nhà nước.

    Trân trọng.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn as00016715 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (20/12/2018)
  • #510609   21/12/2018

    nguyenducphong_123456
    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 124 lần


    as00016715 viết:

    Chào bạn,

    Trong bài viết của bạn có nhiều thông tin còn chưa rõ, ngân hàng thương mại cho vay tín chấp thì điều kiện của nó là gì vi dụ: người vay là tổ chức/cá nhân; có điều khoản ưu tiên thanh toán; ...

    Cho vay tín chấp của công ty tài chính thì nhắm đến đối tượng cá nhân và lãi xuất thì không chịu chi phối của BLDS, bạn đọc các văn bản hướng dẫn của Luật tổ chức tín dụng để hiểu rõ, nếu không nhầm thì lãi vay này không có trần pháp lý mà chỉ có trần cam kết của tổ chức tín dụng và phải đăng ký trần lãi vay này với ngân hàng nhà nước.

    Trân trọng.

     

    1. Cảm ơn ý kiến đóng góp của bạn. Tuy nhiên trong bài viết mình chủ yếu tập trung phân tích về trần của mức lãi suất tín chấp nên mình không đề cập rõ về điều kiện vay tín chấp cụ thể ở ngân hàng thương mại hay công ty tài chính, việc đề cập qua về điều kiện chỉ là để mọi người dễ hình dung hơn về hình thức vay tại hai nơi này.

    2. Quan điểm của mình trong bài viết cũng giống bạn đó là không có mức trần cụ thể, chỉ khi vượt quá 5 lần theo lãi suất của BLDS 2015 thì mới bị xử lý hình sự ngoài ra mình không tìm thấy một quy định cụ thể về mức lãi suất cho vay tín chấp cả. Nếu bạn có văn bản chính xác có quy định về mức lãi suất thì bạn cho mình biết với.

    Cảm ơn bạn!

     
    Báo quản trị |  
  • #510543   20/12/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Không hiểu vì lý do gì mà bạn không nhắc đến vế sau trong quy định ở BLDS.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…

     
    Báo quản trị |  
  • #510610   21/12/2018

    nguyenducphong_123456
    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 124 lần


    ntdieu viết:

    Không hiểu vì lý do gì mà bạn không nhắc đến vế sau trong quy định ở BLDS.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…

    Mình không hiểu ý của bạn lắm. Bạn có thể nói rõ giúp mình?

     
    Báo quản trị |  
  • #510616   22/12/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    BLDS quy định có hai vế rõ ràng

    1. Các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay
     
    2. luật khác có liên quan quy định khác
     
    Như vậy thì khi luật khác có liên quan quy định khác thì lãi suất có thể trên 20%/năm. 
     
    Báo quản trị |  
  • #510620   22/12/2018

    blackghost183
    blackghost183

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ý kiến

    Mình thì thấy ý kiến của tác giả bài viết viết bài này nhưng chỉ đưa ra Bộ luật dân sự là chưa đủ. Và khi đưa các vụ việc ra Tòa thì không phải Tòa nào cũng bác bỏ phần lãi suất cao hơn. Vì đơn giản là khi Tòa áp dụng Bộ luật Dân sự thì có thể bác nhưng nếu áp dụng luật các tổ chức tín dụng thì các tổ chức tín dụng chẳng làm gì sai cả vì Luật cho phép 2 bên thỏa thuận mức lãi suất. Chưa kể, việc tác giả bài viết đưa ra mức trần cho lãi suất thì nói thật là chẳng có ý nghĩa gì vì bây giờ các tổ chức tín dụng không áp dụng mức lãi suất quá cao để kiện cáo mất công đâu. Mà bây giờ áp dụng các loại phí, ví dụ phí bảo hiểm, phí dịch vụ, .... Và như các công ty tín dụng như F88 đang nổi thì lãi suất rất thấp nhưng phí thì nhiều loại nên tổng số tiền trả vẫn lớn. Kết luận là bài viết sơ sài, chẳng đi đến đâu cả.
    Cập nhật bởi blackghost183 ngày 22/12/2018 10:38:46 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #510631   22/12/2018

    as00016715
    as00016715

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2018
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 975
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 46 lần


    Chào bạn,

    Văn bản hướng dẫn mình sử dụng ở đây là Thông tư - 43/2016/TT-NHNN - Điều 9.

    Trân trọng.

    Cập nhật bởi as00016715 ngày 23/12/2018 10:45:11 SA bớt tốt vô cớ
     
    Báo quản trị |