Áp dụng sa thải nhân viên

Chủ đề   RSS   
  • #467783 15/09/2017

    Áp dụng sa thải nhân viên

    Chào luật sư!

    Cho tôi hỏi : Có 02 nhân viên đang làm việc, 01 đã ký hợp đồng và 01 chưa ký hợp đồng

    - Cả hai nhân viên này đã có bằng chứng để kết luận có tiêu cực (tham ô) trong quá trình làm việc.

    Vậy, nhân viên có hợp đồng thì sa thải, còn nhân viên chưa ký hợp đồng thì sao ?

    Xử lý: Điểm khác nhau này và đúng luật!

    Cảm ơn, luật sư

    Trân trọng

     

     
    2962 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #467919   16/09/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Về việc không ký hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Theo Bộ Luật Lao động 2012, Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động

    1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

    Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

    2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.

    Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.”

    Theo nghị định 95/2013/Nđ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội.

    Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

    1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
    a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

    b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

    c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

    d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

    đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

    Theo đó, khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động với người lao động, và chịu trách nhiệm hành chính cho hành vi vi phạm này của mình.

    Việc giữa người nhân viên và người sử dụng lao động không thực hiện ký kết hợp đồng lao động nhưng người lao động đã làm việc với người sử dụng lao động thì coi như giữa 2 bên đã xác lập quan hệ lao động theo pháp luật lao động.

    Khi đó, với tư cách là người lao động (dù ký hợp đồng lao động hay không) vẫn phải có nghĩa vụ tuân thủ nội quy lao động và tuân thủ pháp luật về lao động. Do đó, khi có sự vi phạm kỷ luật của doanh nghiệp, người lao động vẫn phải chịu trách nhiệm kỷ luật theo quy định của nội quy và theo pháp luật lao động.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;