Tiêu chuẩn nhà nước TCVN 2605-78 về quần áo bảo hộ lao động mặt ngoài cho nam công nhân thăm dò và khai thác dầu khí.
TCVN 2605-78 áp dụng đối với quần áo bảo hộ lao động cho nam công nhân thăm dò và khai thác dầu khí.
Trong đó, quy định cụ thể:
(1) Cỡ số và kiểu mẫu
- Quần áo bảo hộ lao động cho nam công nhân dầu khí phải sản xuất theo cỡ số quy định trong TCVN 1681 – 75.
- Quần áo bảo hộ lao động cho nam công nhân dầu khí được phép sản xuất theo 2 kiểu. Kiểu quần áo rời quy định trong TCVN 1600 – 74 hoặc quần áo liền.
(2) Yêu cầu về kỹ thuật
2.1 Yêu cầu về tính năng an toàn, vệ sinh và sử dụng
- Quần áo bảo hộ lao động cho công nhân dầu khí phải không bị dầu mỏ và kiềm loãng phá hủy.
- Kết cấu quần áo phải phù hợp với điều kiện lao động. Khi thiết kế quần áo phải tính thêm hệ số cử động để bảo đảm công nhân thao tác dễ dàng khi làm việc.
2.2 Nguyên phụ liệu
- Vải
Vải dùng để may quần áo bảo hộ lao động cho công nhân dầu khí phải đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng sau:
+ Khối lượng một mét vuông vải không lớn hơn 400 g
+ Độ bền đứt của vải đối với mẫu vải 50 x 300 mm.
Theo chiều dọc không nhỏ hơn hơn 800 niutơn (N)
Theo chiều ngang không nhỏ hơn 500 niutơn (N)
+ Độ thấm nước : Vải không bị ngấm nước ngay
+ Độ chịu dầu :
Độ bền đứt của mẫu vải ngâm trong dầu mỏ
Sau 10 ngày đêm giảm không quá 10% so với độ bền đứt của vải.
+ Độ chịu kiềm :
Vải không bị kiềm nồng độ từ 10 – 20% phá hủy.
- Chỉ khâu
Chỉ khâu phải có chỉ số từ 50 đến 100 xe 3, độ bền đứt phải lớn hơn 8 niutơn (N) và phù hợp với độ bền của loại vải may quần áo.
- Cúc : cúc dùng cho quần áo bảo hộ lao động cho công nhân dầu khí phải không bị dầu mỏ phá hủy và không bị kiềm loãng ăn mòn. Đường kính cúc từ 10 đến 17 mm.
- Khóa đai quần bằng vật liệu không gỉ, kích thước khóa phải phù hợp với kích thước đai quần.
2.3 Hình dạng bên ngoài
- Hình dạng bộ quần áo rời theo TCVN 1600 – 75.
- Hình dạng bộ quần áo liền gồm có 2 phần :
+ Phần áo, may theo kiểu áo sơ mi dài tay, cổ bẻ 1 ve, cổ bắp may ốp ngoài trước ngực. Nẹp áo đúp, cúc cài ở nẹp trong. Cầu vai ở phía sau, may đắp ngoài.
Tay áo có bác và cúc cài cổ tay. Cửa tay có miếng đắp phụ bên trong. Áo may liền với quần.
+ Phần quần, may theo kiểu quần âu, có hai túi chéo phía trước và một túi sau có nắp may ốp ngoài. Trên cạp có 2 đai bên để điều chỉnh theo vòng bụng. Ống quần có cúc và khuy cài bó gọn vào cổ chân.
2.4. Yêu cầu chính về cắt may
- Tất cả các chi tiết của quần áo phải cắt theo hướng dọc sợi vải.
- Khi cắt phải tính thêm độ co của từng loại vải sau khi giặt.
- Các chi tiết của quần áo cắt theo giác mẫu hoặc quy định của ngành may mặc.
- Yêu cầu về đường khuy và cách lắp ráp theo quy định của mục 25 TCVN 1600 – 74.
2.5. Yêu cầu về thùa khuy và đính cúc
- Phía trên áo gồm 4 khuy, khuy đầu sát cổ, khuy cuối cách đầu cạp quần 80 mm, khoảng cách còn lại chia đều.
- Cửa quần gồm 3 khuy, cạp quần một khuy.
- Cách thùa khuy và đính cúc theo quy định ở mục 2.4.4 TCVN 1599 – 74.
- Ống quần tra khuy dây trên đường giàng cách gấu quần 30 mm. Ống quần gồm 2 cúc, cúc thứ nhất tra cạnh đường dọc, cúc thứ hai tra ngang hàng và cách cúc thứ nhất 50 mm.
(3) Ghi nhãn, bao gói, bảo quản và vận chuyển
3.1. Ghi nhãn, bao gói đối với quần áo theo quy định ở mục 3.1 và 3.2 TCVN 1599 – 74.
3.2. Bảo quản và vận chuyển quần áo theo quy định ở mục III 26 TCN 64 – 73.
Xem và tải Phụ lục Số đo kiểm tra quần áo liền đã may xong
https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/12/05/phu-luc.docx