Anh/chị sẽ xử sự như thế nào trong tình huống nói trên?

Chủ đề   RSS   
  • #464173 10/08/2017

    Anh/chị sẽ xử sự như thế nào trong tình huống nói trên?

    Ông Nguyễn Văn B là Phó GĐ CTCP X sở hữu số lượng cổ phần cao nhất với tỷ lệ 45% cố phần của Công ty X. Do mâu thuẫn trong điều hành công ty với giám đốc Công ty X với lượng sở hữu cổ phần thấp hơn đã mời luật sư M tư vấn lật đổ giám đốc đương chức để Ông B được làm giám đốc công ty X. Ông B cam kết trong dự thảo hợp đồng dịch vụ pháp lý :”Nếu dịch vụ thành công, Bên A (Ông B) sẽ tặng cho luật sư M 1/3 số cổ phần của Công ty thuộc quyền sở hữu của bên A”. Là luật sư M anh/chị có nhận lời mời và kí hợp đồng dịch vụ pháp lý không? Tại sao? Anh/chị sẽ xử sự như thế nào trong tình huống nói trên? Giải thích rõ lý do và đưa ra lập luận của mình.         

     
     
    3568 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #464175   10/08/2017

    Việc từ chối và yêu cầu của Giám đốc Công ty luật TNHH B trong tình huống nói trên có căn cứ hay không? Tại sao? Đặt vị trí giám đốc Công ty Luật TNHH

    Công ty TNHH một thành viên A kí hợp đồng với Công ty luật TNHH hai thành viên B để thẩm tra các hợp đồng mẫu ký kết với các khách hang thường xuyên sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp A. Là doanh nghiệp độc quyền của Nhà nước nên dự thảo hợp đồng đã xây dựng các điều khoản có lợi cho doanh nghiệp A bất lợi cho các khách hàng. Luật sư đã chính sửa lại các điều khoản của hợp đồng nói trên để đảm bảo sự bình đẳng của các bên. Doanh nghiệp A đã không đồng ý vợi sự chỉnh sửa trên và vẫn sử dụng dự thảo hợp đồng của mình, lấy lý do chất lượng thẩm định của công ty luật TNHH B không tốt, không bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp A.  Nếu muốn được thanh toán phần tiền còn lại, Công ty luật TNHH B phải chỉnh sửa lại ý kiến tư vấn và dự thảo hợp đồng theo ý muốn của Công ty A. Giám đốc Công ty luật TNHH hai thành viên B đã từ chối thực hiện yêu cầu trên và đề nghị thanh lý hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết đồng thời yêu cầu thanh toán phần tiền còn lại vì cho rằng công ty mình đã thực hiện xong nghĩa vụ.

    Việc từ chối và yêu cầu của Giám đốc Công ty luật TNHH B trong tình huống nói trên có căn cứ hay không? Tại sao? Đặt vị trí giám đốc Công ty Luật TNHH B anh chị sẽ xử sự như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #464167   10/08/2017

    giờ làm việc LS và thoả thuận trong hợp đồng pháp lí

     3.      Trong hợp đồng dịch vụ pháp lý ký với đại diện hợp pháp của bị cáo N (bảo vệ bị cáo N tại phiên tòa sơ thẩm), giờ làm việc của luật sư Nhã được tính là 16h/ ngày kể từ ngày kí kết hợp đồng (bao gồm 8 giờ làm việc ban ngày và 8 giờ làm việc nghiên cứu ban đêm). Ngoài ra, trong điều khoản về quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ pháp lý, có quy định: “Nếu thân chủ N được TAND tỉnh X tuyên án cho hưởng án treo, thì ngoài khoản thù lao tính theo giờ làm việc, luật sư Nhã còn được đại diện hợp pháp của bị cáo N “thưởng” thêm số tiền là 50.000.000 đ”. Theo anh chị cách tính thù lao và điều khoản thưởng nói trên của luật sư A trong hợp đồng dịch vụ pháp lý nói trên có phù hợp với quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp không? Bình luận của anh chị?

     
    Báo quản trị |  
  • #464176   10/08/2017

    Luật sư Q vẫn quyết định chuyển vụ việc cho luật sư H và về quê. Anh chị đánh giá về xử xự của luật sư Q dưới góc độ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp?

      Luật sư Q Trưởng văn phòng luật sư Q và cộng sự đang tham gia tố tụng trong vụ án theo hợp đồng dịch vụ pháp lý để bảo vệ khách hàng A trước Tòa án tỉnh B. Đúng vào đầu buổi diễn ra phiên tòa, luật sư Q nhận được điện thoại gia đình thông báo :“Bố đang hấp hối cần gặp mặt, con về gấp”. Sau khi kiểm tra thông tin luật sư Q đã thông báo cho khách hàng A biết và đề xuất xin hoãn phiên tòa và nếu Tòa án tiếp tục xét xử thì đã có luật sư H của văn phòng luật sư Q và cộng sự cùng tham gia tố tụng bảo vệ khách hàng A tại Tòa án tỉnh B. Tuy nhiên, khách hàng A đã không đồng ý với lý do luật sư Q bảo vệ mới đảm bảo chất lượng và tương ứng với mức thù lao đã trả cho cả hai luật sư. Luật sư Q vẫn quyết định chuyển vụ việc cho luật sư H và về quê. Anh chị đánh giá về xử xự của luật sư Q dưới góc độ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp? Là luật sư trong trường hợp này sẽ xử xự như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #464171   10/08/2017

    CTY phải làm thế nào

    Công ty luật TNHH MTV A đăng kí hoạt động tất cả các phạm vi hành nghề LS tại Sở Tư pháp nhưng trên thực tế lại chỉ chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về lĩnh vực sỡ hữu trí tuệ - hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ; Công ty luật A không cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tranh tụng. Khi Ông Trần Quang B là giám đốc một công ty là đối tượng khách hàng thân thiết của công ty luật A, bị khởi tố hình sự đến nhờ Công ty A bào chữa từ giai đoạn điều tra. Công ty luật A  phải xử xự ntn? Nhận hay từ chối khách hàng? Giới thiệu khách hang đến tổ chức hành nghề luật sư khác chuyên về tranh tụng hình sự hay cố gắng cung cấp dịch vụ bào chữa cho khách hàng?

     
    Báo quản trị |  
  • #464252   11/08/2017

    theo các bạn bây giờ phải làm thế nào cho hợp tình đúng với quy tắc nghề nghiệp ?

    công ty A đăng kí với bộ tư pháp hoạt động tất cả ngành nghề nhưng trên thực tế chỉ cung cấp về hợp đồng và sở hữu trí tuệ , nhưng ông B khách hàng thân thiết công ty mà đang bị tạm giữ hình sự  nhờ công ty a bào chữa .. bây giờ công ty A phải làm thế nàò , nhận hay từ chối khách hàng , hay giới thiệu qua công ty luật khách chuyêb về bào chữa 

     
    Báo quản trị |