An toàn, vệ sinh viên trong công ty có phải huấn luyện sơ cứu, cấp cứu không?

Chủ đề   RSS   
  • #614832 03/08/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 25450
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 509 lần
    SMod

    An toàn, vệ sinh viên trong công ty có phải huấn luyện sơ cứu, cấp cứu không?

    An toàn, vệ sinh viên là gì? có cần phải huấn luyện sơ cứu, cấp cứu không? Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

    (1) An toàn, vệ sinh viên là gì?

    Căn cứ Điều 74 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 có giải thích về an toàn, vệ sinh viên như sau:

    An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.

    Theo đó, mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất 01 an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

    Theo đó, có thể hiểu an toàn, vệ sinh viên là người phụ trách công tác Bảo hộ lao động ở các khoa, phòng, nhóm, tổ hoặc tương đương và không tách rời nhiệm vụ của khoa, tổ.

    (2) An toàn, vệ sinh viên trong công ty có phải huấn luyện sơ cứu, cấp cứu không? 

    Căn cứ Điều 9 Thông tư 19/2016/TT-BYT có quy định về đối tượng huấn luyện sơ cứu, cấp cứu bao gồm: 

    - Người lao động, ngoại trừ trường hợp đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

    - Người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu, cấp cứu.

    Mà tại Khoản 1 Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định người quản lý phụ trách ATVSLĐ người làm công tác ATVSLĐ, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tham dự khóa huấn luyện ATVSLĐ và được tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cấp Giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu.

    Như vậy, trường hợp người lao động đã tham gia vào mạng lưới an toàn, vệ sinh viên thì đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, theo đó, sẽ không cần tham gia huấn luyện sơ cứu, cấp cứu.

    (3) Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động bao gồm những gì?

    Căn cứ Điều 18 Văn bản hợp nhất 2279/VBHN-BLĐTBXH năm 2023 có quy định về nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như sau:

    Huấn luyện nhóm 1:

    - Hệ thống chính sách, pháp luật về ATVSLĐ.

    - Nghiệp vụ công tác ATVSLĐ bao gồm: 

    + Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định ở cơ sở.

    + Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tácATVSLĐ.

    - Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. 

    Huấn luyện nhóm 2:

    - Hệ thống chính sách, pháp luật về ATVSLĐ. 

    - Nghiệp vụ công tác, bao gồm: 

    + Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định ở cơ sở.

    + xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ.

    + Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác ATVSLĐ.

    + Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

    + Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch ATVSLĐ hằng năm.

    + Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.

    + Xây dựng hệ thống quản lý về ATVSLĐ, nghiệp vụ công tác tự kiểm tra. 

    + Công tác Điều tra tai nạn lao động, những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động.

    + Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện.

    + Sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác ATVSLĐ.

    - Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn. 

    Huấn luyện nhóm 3:

    - Hệ thống chính sách, pháp luật về ATVSLĐ.

    - Kiến thức cơ bản về ATVSLĐ gồm: 

    Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy ATVSLĐ, biển báo, biển chỉ dẫn và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

    - Nội dung huấn luyện chuyên ngành gồm: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc ATVSLĐ; kỹ thuật ATVSLĐ liên quan đến công việc. 

    Huấn luyện nhóm 4:

    - Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, NLĐ. Chính sách, chế độ về ATVSLĐ; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy ATVSLĐ, biển báo, biển chỉ dẫn và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. 

    - Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. 

    Huấn luyện nhóm 5: Hệ thống chính sách, pháp luật về ATVSLĐ; Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: 

    - Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định ở cơ sở.

    - Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác ATVSLĐ, kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

    Huấn luyện nhóm 6: NLĐ tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.

    Theo đó, việc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hiện nay bao gồm những nội dung những nội dung như đã nêu trên.

     
    154 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận