Căn cứ vào điều 2 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP thì án lệ được hiểu là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Thế nhưng hôm nay mình sẽ không nêu lại định nghĩa “án lệ là gì ?” hay “so sánh án lệ với tiền lệ pháp với thông luật…?”. Mà vấn đề hôm nay mình muốn nói với mọi người là án lệ của nhà mình ban hành thì nó đã làm được những gì rồi ?
Vậy có ai còn nhớ được cái ngày mà án lệ được “chào hàng” chính thực tại Việt Nam không ?. Đó là vào ngày 01/6/2016 (6) án lệ đầu tiên của Việt Nam được các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. Vui hơn nữa đến thời điểm hôm nay đã đặt được con số (10) rồi và đã có hiệu lực thi hành.
Về mặt bản chất thì án lệ cũng chính là tiền lệ pháp. Bởi cả hai đều xuất phát từ Tòa án và hình thành qua quá trình xét xử. Nhưng tiền lệ pháp là thuật ngữ dùng để chỉ về một hình thức pháp luật còn án lệ dùng để chỉ về nguồn của pháp luật mà nguồn của pháp luật cũng chính là hình thức pháp luật.
Thứ nhất, các đối tượng liên quan trong vụ án có thể biết trước các hậu quả pháp lý của vụ việc vì họ biết các quyết định này không phải là các quyết định tùy tiện của các thẩm phán mà các thẩm phán đã dựa vào các quyết định của các vụ việc trước đó.
- Thứ hai, tiền lệ được đưa ra từ thực tiễn, trong khi các đạo luật lại ít nhiều căn cứ vào lý thuyết và suy luận mang tính logic, tiền lệ hình thành từ các hoàn cảnh khác nhau trong đời sống do đó nó điều chỉnh được hầu hết các quan hệ xã hội phát sinh.
- Thứ ba, tiền lệ tạo điều kiện cho thẩm phán đưa ra nhiều tư tưởng mới trong lĩnh vực áp dụng pháp luật tùy theo điều kiện, hoàn cảnh xã hội phát sinh ra các quan hệ pháp luật.
- Thứ tư, đó là tính linh hoạt của tiền lệ pháp, thuộc tính này phụ hợp với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội. Trong khi sự thay đổi các văn bản quy phạm pháp luật cần phải một thời gian nhất định thì tiền lệ pháp lại đáp ứng ngay những đòi hỏi của thực tiễn.
- Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức tiền lệ pháp gặp phải những bất cập nhất định.
+ Thứ nhất, do các quyết định và bản án quá nhiều và liên tục tăng theo thời gian nên gây rất nhiều khó khăn trong quá trình vận dụng.
+ Thứ hai, bên cạnh tính linh hoạt thì nó cũng chứa đựng sự cứng nhắc vì thẩm phán buộc phải tuân thủ theo những tiền lệ mà họ cho rằng không đầy đủ hoặc không mang giá trị pháp lý cao.
+ Thứ ba, thẩm phán sẽ khó khăn khi nhận định trong những điều kiện hoàn cảnh như nhau nhưng tình tiết vụ việc lại hoàn toàn khác nhau trong trường hợp này, thẩm phán phải so sánh và hình thành nên một tiền lệ mới, và như vậy sẽ làm phức tạp thêm khi áp dụng luật.
+ Thứ tư, nó không mang tính hệ thống và tính khái quát vì án lệ được hình thành theo những tình tiết của mỗi vụ việc.
Theo đó Nhà nước thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó. Tiền lệ pháp còn là quá trình làm luật của toà án trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử.
Ở nước ta, tiền lệ pháp đã và đang tồn tại dưới các hình thức như các nghị quyết hướng dẫn xét xử, trao đổi nghiệp vụ tại các buổi tổng kết ngành và dễ thấy nhất là thông qua các quyết định giám đốc thẩm được tập hợp và phát hành. Qua đây, nhiều vướng mắc đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tháo gỡ và định hướng cho các tòa cấp dưới làm theo.
Như vậy để các bản án lệ hay tiền lệ pháp được thực thi đem lại hiệu quả thì chúng ta phải cần thêm nhiều thời gian. Và chính chúng ta cộng đồng dân luật phải cùng chung tay vì sự phát triển của một nền lập pháp và hành pháp vững mạnh.
Cập nhật bởi minhlong3110 ngày 21/06/2017 09:47:45 SA
Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh