Ai phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án khi người được thi hành án yêu cầu thi hành án?

Chủ đề   RSS   
  • #615253 15/08/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 498 lần
    SMod

    Ai phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án khi người được thi hành án yêu cầu thi hành án?

    Khi người được thi hành án yêu cầu thi hành án thì có phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án không? Ai sẽ chịu chi phí này? Khi nào thì được yêu cầu thi hành án?

    Ai phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án khi người được thi hành án yêu cầu thi hành án?

    Theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định:

    1) Chi phí người người phải thi hành án chịu:

    - Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án;

    - Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án;

    - Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự 2008;

    - Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án;

    - Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ;

    - Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án.

    2) Chi phí người được thi hành án chịu:

    - Chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá;

    - Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.

    3) Chi phí Ngân sách nhà nước trả:

    - Định giá lại tài sản khi có vi phạm quy định về định giá;

    - Chi phí xác minh điều kiện thi hành án;

    - Chi phí cần thiết khác theo quy định của Chính phủ;

    - Trường hợp đương sự được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, tùy theo chi phí mà sẽ chia ra người trả là người phải thi hành án, người được thi hành án và Ngân sách nhà nước.

    Người phải thi hành án, được thi hành án chưa trả thì chi phí cưỡng chế thi hành án xử lý thế nào?

    Theo khoản 1 Điều 45 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định việc tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án được thực hiện như sau:

    - Ngân sách nhà nước bố trí một khoản kinh phí trong dự toán của cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án. Mức bố trí cụ thể cho từng cơ quan thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng giao sau khi thống nhất với Bộ Tài chính trong phạm vi dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Khi chưa thu được chi phí cưỡng chế thi hành án của người phải thi hành án, người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ứng trước kinh phí cho các Chấp hành viên để tổ chức cưỡng chế thi hành án từ nguồn dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền giao cho cơ quan thi hành án dân sự.

    - Trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án hoặc dự trù chi phí cưỡng chế trong trường hợp không phải lập kế hoạch cưỡng chế, trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phê duyệt. Dự toán chi phục vụ cưỡng chế được lập căn cứ vào nội dung chi, mức chi theo quy định hiện hành của Nhà nước và thông báo cho đương sự biết trước ngày tiến hành cưỡng chế theo quy định.

    Trên cơ sở dự trù chi phí cưỡng chế, kế hoạch cưỡng chế được phê duyệt, Chấp hành viên làm thủ tục tạm ứng kinh phí cho hoạt động cưỡng chế từ nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước giao cho cơ quan thi hành án dân sự, trừ trường hợp đương sự tự nguyện nộp tạm ứng chi phí cưỡng chế.

    Như vậy, khi người phải thi hành án, được thi hành án chưa trả chi phí cưỡng chế thi hành án thì cơ quan thi hành án ứng trước kinh phí cho các Chấp hành viên để tổ chức cưỡng chế thi hành án từ nguồn dự toán đã được giao.

    Khi nào người được thi hành án được yêu cầu thi hành án?

    Theo Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về thời hiệu yêu cầu thi hành án như sau:

    - Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

    Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

    Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

    - Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

    - Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

    Như vậy, trong trường hợp thông thường thì người được thi hành án được yêu cầu thi hành án trong vòng 5 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

     
    100 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận