Ai là chủ sở hữu sáng chế?

Chủ đề   RSS   
  • #561139 27/10/2020

    Ai là chủ sở hữu sáng chế?

    Hiện nay, không ít các tranh chấp xoay quanh vấn đề “Ai là chủ sở hữu đối với sáng chế khi có tranh chấp giữa tổ chức đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất với tác giả?”

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 và khoản 1 Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009:

    “Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

    a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế… được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền …”

    Và “Điều 121. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp

    1. Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng”

    Từ các quy định trên, quyền của tổ chức đối với sáng chế, cũng như việc xác định chủ sở hữu đối với sáng chế và được hưởng các quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 123 Luật này phải dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký được quy định tại Luật này.

    Câu hỏi đặt ra là ai có quyền đăng ký sáng chế? Trình tự, thủ tục đăng ký cấp văn bằng bảo hộ sáng chế như thế nào?

    1. Quyền đăng ký sáng chế

    Theo khoản 1 Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ, các chủ thể có quyền đăng ký sáng chế bao gồm:

    - Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;

    - Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

    Như vậy, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, khi có tranh chấp về quyền đăng ký sáng chế phát sinh giữa tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí và tác giả thì quyền đăng ký sáng chế thuộc về tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc.

    2. Trình tự, thủ tục đăng ký cấp văn bằng bảo hộ sáng chế

    2.1 Đơn đăng ký sáng chế

    - Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

    - Tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế bao gồm bản mô tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế. Bản mô tả sáng chế gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế.

    - Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

    Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

    - Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

    - Chứng từ nộp phí, lệ phí.

    2.2 Trình tự giải quyết đơn

    Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế đáp ứng đủ thông tin, tài liệu theo quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành các bước sau:

    - Thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế là để đánh giá tính hợp lệ của đơn trong thời hạn một tháng kể từ ngày nộp đơn..

    - Công bố đơn đăng ký sáng chế trên Công báo sở hữu công nghiệp theo quy định trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận hợp lệ và được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn.

    - Thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày công bố đơn.

    - Cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợp Đơn đăng ký không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ và người nộp đơn nộp lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp

     

     
    2009 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #561141   27/10/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Cảm ơn bạn vì vài chia sẽ của bạn rất chi tiết. Ngoài ra, mình xin chia sẽ thêm nội dung Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế: (Theo 59 Luật sở hữu trí tuệ 2005)

    1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

    2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

    3. Cách thức thể hiện thông tin;

    4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

    5. Giống thực vật, giống động vật;

    6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

    7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

     
    Báo quản trị |