Ai cũng có quyền tổ chức họp báo?

Chủ đề   RSS   
  • #604693 11/08/2023

    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Ai cũng có quyền tổ chức họp báo?

    Họp báo có thể được hiểu là buổi họp có các nhà báo, khách mời để cùng đưa ra những câu hỏi, giải trình hay những tuyên bố trước công chúng về một chủ đề hoặc một sự kiện quan trọng nào đó đã hoặc sắp diễn ra. Vậy thì ai được quyền tổ chức họp báo?

    1. Ai, cơ quan, đơn vị nào có quyền đứng ra tổ chức họp báo?

    Căn cứ khoản 1, 2 Điều 41 Luật Báo chí 2016 có quy định về việc họp báo như sau:

    - Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có quyền tổ chức họp báo để công bố, tuyên bố, giải thích, trả lời các nội dung có liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.

    Việc họp báo của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Khoản 10 Điều 56 của Luật này.

    - Người phát ngôn hoặc người chịu trách nhiệm cung cấp thông tin của tổ chức chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước; các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cấp tỉnh; các bộ, cơ quan ngang bộ; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm họp báo định kỳ và đột xuất để cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí.

    Theo quy định trên thì cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có quyền tổ chức họp báo để công bố, tuyên bố, giải thích, trả lời các nội dung có liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Cơ quan, tổ chức và công dân có quyền tổ chức họp báo để cung cấp thông tin cho báo chí.

    Như vậy, ai cũng có quyền tổ chức họp báo để công bố, tuyên bố, giải thích, trả lời các nội dung có liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi ích mình.

    Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều này theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm họp báo định kỳ và đột xuất để cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí.

    to-chuc-hop-bao

    2. Muốn tổ chức họp báo thì có phải xin phép cơ quan nhà nước không? Nếu có thì xin phép cơ quan nào?

    Theo khoản 3 Điều 41 Luật Bảo chí 2016 có quy định:

    - Cơ quan, tổ chức không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều này và công dân có quyền tổ chức họp báo để cung cấp thông tin cho báo chí. Cơ quan, tổ chức, công dân tổ chức họp báo phải thông báo bằng văn bản trước 24 giờ tính đến thời Điểm dự định họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí theo quy định sau đây:

    + Cơ quan, tổ chức trực thuộc trung ương thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông;

    + Cơ quan, tổ chức không thuộc Điểm a Khoản này và công dân thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức họp báo.

    Theo đó, cơ quan, tổ chức, công dân tổ chức họp báo thì phải thông báo bằng văn bản trước 24 giờ tính đến thời điểm dự định họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.

    Cơ quan, tổ chức trực thuộc trung ương thì gửi thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông; những trường hợp khác thì gửi cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức họp báo.

    Nội dung thông báo về việc tổ chức họp báo gửi cơ quan nhà phải bao gồm những thông tin sau đây:

    + Địa điểm họp báo;

    + Thời gian họp báo;

    + Nội dung họp báo;

    + Người chủ trì họp báo.

    Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có trách nhiệm trả lời cơ quan, tổ chức, công dân về việc họp báo trong thời gian quy định tại Khoản 3 Điều này; trường hợp không có văn bản trả lời, tổ chức, công dân được tiến hành họp báo.

     
    1058 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận