Bàn về dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử, ta thấy dự thảo đề cập rất nhiều về hình thức lẫn quyền hạn mà tài khoản định danh được các cơ quan có thẩm quyền cho phép. Vậy ai có thẩm quyền cấp, khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử của người dân.
1. Tài khoản định danh điện tử là gì, có mấy định mức.
Theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, “Tài khoản định danh điện tử” là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.
Dựa trên Điều 12 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, ta có thể phân loại cơ bản 2 mức độ tài khoản định danh điện tử như sau:
|
Mức 1
|
Mức 2
|
Thông tin
|
Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của công dân Việt Nam gồm những thông tin quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, bao gồm:
- Thông tin cá nhân:
+ Số định danh cá nhân;
+ Họ, chữ đệm và tên;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Giới tính.
- Thông tin sinh trắc học: Ảnh chân dung.
|
Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của cá nhân gồm những thông tin quy định tại Điều 7 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, gồm:
- Thông tin cá nhân:
+ Số định danh cá nhân;
+ Họ, chữ đệm và tên;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Giới tính.
- Thông tin sinh trắc học:
+ Ảnh chân dung;
+ Vân tay.
|
Ý nghĩa
|
Có giá trị chứng minh các thông tin của công dân như: số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân của chủ thể danh tính điện tử.
|
- Có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân;
- Có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
- Khi chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trong các hoạt động, giao dịch điện tử thì có giá trị tương đương với việc xuất trình giấy tờ, tài liệu để chứng minh thông tin đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
|
Thực tế, khi sử dụng tài khoản định danh điện tử, người dân tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí vì không phải kê khai nhiều loại biểu mẫu, giảm nhiều khâu thủ tục, giảm giấy tờ cá nhân khi thực hiện các giao dịch hành chính công. Do đó nhà nước đang tích cực khuyến khích người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử
2. Ai có thẩm quyền cấp, khóa, mở khóa tài khoản định danh?
Căn cứ khoản 1 Điều 15, dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử có quy định về quyền khóa tài khoản định danh điện tử mức độ 1, căn cước điện tử của công dân Việt Nam:
- Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động ghi nhận và khóa tài khoản định danh điện tử mức độ 1, căn cước điện tử trong trường hợp chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình; chủ thể danh tính điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia; chủ thể danh tính điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước; chủ thể danh tính điện tử chết.
Việc ghi nhận được thực hiện thông qua việc chủ thể danh tính điện tử khai báo trên ứng dụng định danh quốc gia hoặc việc cập nhật thông tin danh tính điện tử vào hệ thống định danh và xác thực điện tử quy định tại Điều 8 Nghị định này;
+ Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ có yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử mức độ 1, căn cước điện tử thì gửi đề nghị khóa tài khoản tới cơ quan Công an để xem xét, giải quyết;
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc, thủ trưởng cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị khóa tài khoản định danh điện tử mức độ 1, căn cước điện tử phê duyệt đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và thông báo tới cơ quan, tổ chức đề nghị khóa tài khoản định danh điện tử mức độ 1, căn cước điện tử và chủ thể danh tính điện tử. Trường hợp từ chối khóa tài khoản định danh điện tử mức độ 1, căn cước điện tử thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Quyền mở khóa, ta căn cứ khoản 4 Điều 15, dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử có quy định về quyền khóa tài khoản định danh điện tử mức độ 1, căn cước điện tử của công dân Việt Nam:
+ Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động mở khóa ngay tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử khi các căn cứ khóa tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử đã hết;
+ Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ có yêu cầu mở khóa tài khoản định danh điện tử thì gửi đề nghị mở khóa tài khoản tới cơ quan Công an để xem xét, giải quyết;
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc, thủ trưởng cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị mở khóa tài khoản định danh điện tử phê duyệt việc mở khóa tài khoản đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này và thông báo tới cơ quan, tổ chức đề nghị mở khóa tài khoản và chủ thể danh tính điện tử. Trường hợp từ chối mở khóa tài khoản thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Cuối cùng, về trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của công dân Việt Nam được quy định theo Điều 16, dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử:
Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an có thẩm quyền cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của công dân Việt Nam, tài khoản định danh điện tử của người nước ngoài, của tổ chức, quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử.
Như vậy, Cục trưởng Cục Cảnh sát có thẩm quyền cấp, khóa, mở khóa tài khoản định danh. Thủ trưởng cơ quan công an các có quyền khóa, mở khóa.
3. So sánh đề xuất của dự thảo
Căn cứ Điều 20 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền cấp tài khoản định danh điện tử, quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử
- Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an có thẩm quyền cấp tài khoản định danh điện tử; quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử tự động trên hệ thống định danh và xác thực điện tử và đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử của cơ quan cấp cục hoặc tương đương trở lên.
- Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với đề nghị được tiếp nhận tại Công an cấp tỉnh.
- Trưởng Công an cấp huyện quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với đề nghị được tiếp nhận tại Công an cấp huyện.
- Trưởng Công an cấp xã quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với đề nghị được tiếp nhận tại Công an cấp xã.
Quy định trên là căn cứ Nghị định 59/2022/NĐ-CP (vẫn còn hiệu lực), nếu ta so với dự thảo, dự thảo đã không còn khoản 2,3,4. Có lẽ cơ quan ban hành đã thấy được tình hình thực tế của việc áp dụng đăng ký khóa, mở khóa tài khoản trong thực tế là không bó buộc vào cơ quan tỉnh, huyện, xã. Do đó, dự thảo mới đã lược bớt các khoản trên giúp người đọc, cũng như những người áp dụng đỡ tốn thời gian tra cứu.
Tổng kết lại, tài khoản định danh trực tuyến thực tế chủ yếu giúp công dân làm thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, nhất là dịch vụ công trực tuyến. Do vậy việc hiểu rõ Cục trưởng Cục Cảnh sát có thẩm quyền cấp, khóa, mở khóa tài khoản là vô cùng cần thiết. Ngoài ra thủ trưởng cơ quan công an nơi tiếp nhận các cấp cũng có quyền khóa và mở khóa tài khoản định danh điện tử.