Ai có quyền tham gia bào chữa trong TTHS?

Chủ đề   RSS   
  • #534664 06/12/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Ai có quyền tham gia bào chữa trong TTHS?

    Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự thì khái niệm về "Người bào chữa" được hiểu là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Vậy những ai có quyền tham gia bào chữa? mời các bạn tham khảo bài viết sau.

    1. Ai có quyền tham gia bào chữa trong TTHS?

    Căn cứ  Khoản 2 Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì người bào chữa có thể là:

    a) Luật sư;

    b) Người đại diện của người bị buộc tội;

    c) Bào chữa viên nhân dân;

    d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

    Trong đó,

    - Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư 2006, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).

    - Người đại diện của người bị buộc tội có thể là người tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho người bị buộc tội, người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự hoặc cũng có thể với tư cách là người đại diện của người tham gia tố tụng khác.

    - Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình. Người đại diện của người bị buộc tội có thể là người từ đủ 18 tuổi trở lên mà không cần bằng cấp về luật (căn cứ khoản 3 Điều 72 Luật TTHS). 

    - Trợ giúp viên pháp lý là những người được Sở Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề để trợ giúp cho những người thuộc các trường hợp tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017.

    Theo đó, tại Khoản 5 Điều 72 Luật TTHS quy định: “Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.”

    2. Người phạm tội có thể tự mình bào chữa không?

    Căn cứ quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự như sau:

    - Điểm e Khoản 1 Điều 57: Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền “tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình”

    - Điểm g Khoản 1 Điều 58: Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt có quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa”

    - Điểm d Khoản 1 Điều 59: Người bị tạm giữ có quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa

    - Điểm h Khoản 2 Điều 60: Bị can có quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa

    - Điểm g Khoản 2 Điều 61: Bị cáo có quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa”

    - Điểm i Khoản 2 Điều 62: Bị hại có quyền “tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình”

    - Điểm i Khoản 2 Điều 63, 64: Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền “tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình”

    - Điểm đ Khoản 2 Điều 65: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có quyền “tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình”

    Theo đó nếu người phạm tội là người có kiến thức về pháp luật cũng như có một khả năng hùng biện và thuyết phục người khác thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn việc tự bào chữa, tự bảo vệ quyền lợi cho mình.

    Như vậy, pháp luật cho phép các cá nhân được tự do lựa chọn người để bào chữa, để bảo vệ quyền và lợi ích liên quan cho mình nhưng vì tính chất vụ án hình sự phức tạp, cần có kiến thức chuyên môn để thu thập chứng cứ, lập luận bào chữa và do các hình phạt mang tính răn đe cao nên cách tốt nhất bạn hãy tìm đến những người có chứng chỉ chuyên môn như Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý.

    Xem thêm:

    >>> Ai có quyền nhờ luật sư bào chữa?

    >>> Thủ tục đăng ký bào chữa của Luật sư khi tham gia tố tụng

    Cập nhật bởi Linhngo99 ngày 06/12/2019 07:47:11 SA
     
    1767 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận