Xin hỏi ls về : Quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Chủ đề   RSS   
  • #96810 20/04/2011

    vvvvvv

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin hỏi ls về : Quyền nuôi con sau khi ly hôn.

    Xin chào anh An !

    Tôi xin tự giới thiệu : Tôi tên
    . Sn: 1986. Hiện đang công tác tại công ty than Dương Huy  - Vinacomin.

    Tôi muốn nhờ LS tư vấn giúp về việc của tôi. Tôi kết hôn năm 2008 chúng tôi đã có con chung năm 2009. Đến nay cháu đã được 17 tháng tuổi.

    Do trong cuộc sống vợ chồng hay cãi nhau và vợ tôi đã bỏ về nhà mẹ đẻ nhiều lần ,vợ tôi và gia đình vợ tôi đã có nhiều thái độ lời nói không hay với bố mẹ tôi , thêm vào đó là 2 bên thông gia không hòa hợp..... Đến nay tình cảm của chúng tôi đã rạn nứt hoàn toàn . Chúng tôi đã ly thân được gần 10 tháng tính từ tháng 7 năm 2011 .

    Cũng đã suy nghĩ về tương lai và tâm lý của con mình rất nhiều nhưng tôi quyết định sẽ ly hôn vơí người vợ hiện tại. Tôi xin hỏi LS là con tôi bao nhiêu tháng tuổi tôi mới được phép ly hôn ?  Vợ tôi chưa có công việc hiện đang ở nhà mẹ đẻ . Liệu tôi có được trực tiếp nuôi con không khi mà vợ tôi chưa làm gì cả ?

    Rất mong có được câu trả lời từ LS.


    Tôi xin trân thành cảm ơn.
     
    5774 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #96881   20/04/2011

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Chào anh Vũ,

    Điều 85 Luật HN & GĐ qui định khi người vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không được quyền yêu cầu xin ly hôn. Như vậy, anh đã có thể nộp đơn xin ly hôn.

    Khi con đủ 12 tháng tuổi, nếu người chồng vẫn nhất định yêu cầu ly hôn thì về nguyên tắc, với con dưới 3 tuổi, Toà án sẽ giao cho người mẹ trực tiếp nuôi. Tất nhiên, trong 1 số trường hợp, người chồng vẫn có thể giành quyền nuôi con được.

    Trân trọng,

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LS_NguyenAnBinh vì bài viết hữu ích
    vvvvvv (21/04/2011) tuankhanh_ds15 (27/04/2011)
  • #98863   26/04/2011

    vvvvvv
    vvvvvv

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi rất cảm ơn anh đã dành thời gian trả lời câu hỏi của tôi.
     
    Báo quản trị |  
  • #98881   26/04/2011

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Chào anh và chúc anh sức khỏe, thành công.

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

Email: an@vcalaw.com | Website: www.vcalaw.com

Điện thoại: 0902 255 896