nhungkhhg viết: Thưa luật sư,
Tôi muốn hỏi: Việc thay đổi tên công ty và người đại diện theo pháp luật (đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài) sau ngày ký hợp đồng hợp tác liên doanh (ví dụ ký hợp đồng ngày 25/1 thì ngày 30/2 công ty thay đổi tên công ty và người đại diện theo pháp luật) có ảnh hưởng đến hiệu lực và tính kế thừa của hợp đồng hợp tác kinh doanh không?
Trân trọng!
Hôm nay, buổi trưa rảnh rỗi ghé ngang qua Lawsoft, thấy các Anh/chị luật sư tranh luận sôi nổi quá, tiếc là Hiệp chẳng có cái quyền post bài ở đây, viết mấy dòng là phải chờ Addmin duyệt, có khi chờ dài cả cổ mới thấy Addmin duyệt cho đăng nên nan hỏi nản.
Tuy vậy, lần này cũng xin tham gia chút ý kiến, mong rằng Addmin “tốt bụng” sẽ cho đăng:
Khoản 2 và Khoản 3 Điều 21 Luật Đầu Tư quy định có hình thức đầu tư: (i) Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; (ii) Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, (…).
Khoản 16 Điều 3 Luật Đầu Tư quy định: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.
Từ những quy định trên, chúng ta cần phần biệt hai loại hợp đồng khác nhau nảy sinh trong thực tiễn, đó là: Hợp Đồng Liên Doanh (Joitn venture contract) (thực tế còn gọi tên là Hợp Đồng Hợp Tác hay Hợp Đồng Góp Vốn Thành Lập Doanh Nghiệp;…) và Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh (BCC - Business Cooperation contract).
Đối với loại Hợp Đồng Liên Doanh có thành lập một pháp nhân mới thì tùy thuộc vào Hợp Đồng Liên Doanh và Điều Lệ Doanh Nghiệp được thành lập từ Hợp Đồng Liên Doanh này mà các bên trong Hợp Đồng Liên Doanh khi tiến hành thay đổi tên công ty và người đại diện theo pháp luật có cách hành xử “Cần sự đồng ý của các bên Liên doanh” hay không?
Hiệp xin nhấn mạnh rằng: Hợp Đồng Liên Doanh là loại hợp đồng trước khi thành lập doanh nghiệp, còn doanh nghiệp được thành lập từ hợp đồng này lại là một thực thể pháp lý độc lập. Vì vậy, việc thay đổi tên công ty và người đại diện theo pháp luật phải hành xử theo đúng Luật Doanh Nghiệp, Điều lệ và các cam kết riêng tại Hợp Đồng Liên Doanh (nếu có). Thông thường, việc có phải xin ý kiến các Bên hay không nó phụ thuộc vào tỷ lệ biểu quyết để thông qua các quyết định của hội đồng thành viên hoặc đại hội đồng cổ đông. Hiệu lực và tính kế thừa của Hợp Đồng Liên Doanh không cần đặt ra nếu như các bên đã thực hiện việc đổi tên và thay đổi người đại diện theo pháp luật đúng quy định của Luật, Điều Lệ và các cam kết riêng tại Hợp Đồng Liên Doanh (nếu có).
Riêng đối với loại hợp đồng BCC, vì hợp đồng này không dẫn đến việc thành lập pháp nhân mới mà các bên sẽ tiến hành thông qua pháp nhân của một bên hợp tác do các bên thỏa thuận. Các bên BCC tồn tại hoàn toàn độc lập với nhau, bởi vậy, việc đổi tên và thay đổi người đại diện theo pháp luật của bất kỳ bên nào là việc nội bộ của bên đó, không cần phải xin phép bên kia. Đồng thời, việc đổi tên và người đại diện theo pháp luật cũng không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng BCC đã ký (Khoản 3 Điều 36 Nghị định 43/2010/NĐ-CP). Nói cách khác, trong trường hợp các bên ký Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh mà có bất kỳ bên nào thay đổi tên và người đại diện theo pháp luật thì Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh đã ký vẫn còn nguyên hiệu lực, doanh nghiệp đổi tên vẫn kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ phát sinh từ Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh đó.
Trên đây là một số ý kiến Hiệp xin trao đổi với các Anh/chị Luật sư. Kính chúc các Anh/chị Luật sư nhiều sức khỏe và chúc cho nghề Luật sư sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Thân ái!
Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 17/05/2011 01:38:42 SA
Cắt bỏ phần lỗi
Luật sư Nguyễn Hiệp
Phone: 0904 727 115 - 092 8989 798
Email: hiepnguyen@luatviban.com
http://www.luatviban.com