Chào bạn,
Đối với trường hợp người có tài sản để lại di chúc thì người nào được đề cập trong di chúc sẽ là người được nhận di sản thừa kế khi người có tài sản để thừa kế chết. Tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng được hưởng di sản thừa kế cho dù họ không được phân chia di sản thừa kế theo di chúc gồm có:
+ Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
+ Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Theo đó, các đối tượng nêu trên sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật cho dù họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản. Do đó, trường hợp này bạn được cha để lại toàn bộ phần di sản của mình (căn nhà chung với người vợ cũ) theo di chúc cho bạn không để lại cho người vợ thứ 2 thì người vợ thứ 2 này vẫn sẽ được phân chia hai phần ba suất thừa kế theo pháp luật.
Tuy nhiên, trường hợp này vì di sản thừa kế là căn nhà (hiện vật) không thể phân chia được do đó có thể bạn và người vợ thứ 2 của người cha phải thực hiện thỏa thuận về việc định giá hiện vật quy đổi thành tiền để phân chia (tức một bên nhận tiền còn một bên nhận nhà).
Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản riêng của vợ chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Như vậy, đối với căn nhà bạn được nhận thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân thì đây vẫn được xem là tài sản riêng của bạn. Nếu bạn có nhu cầu bán căn nhà này thì không cần có chữ ký của người chồng.
Căn cứ pháp lý tham khảo:
- Điều 644; Điều 659 Bộ luật dân sự 2015
- Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Thông tin trao đổi cùng bạn!
Luật Sư Nguyễn Thành Huân
Top luật sư Uy Tín tại TP.HCM
SĐT: 0979800000