Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong mua bán hàng hóa

Chủ đề   RSS   
  • #551589 13/07/2020

    chien.qb

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong mua bán hàng hóa

    Kính gửi quý vị luật sư.

    Tôi kính mong quý vị luật sư giúp đỡ tư vấn về pháp luật hình sự. Tôi xin tóm tắt sự việc như sau:

    Khoảng 14h ngày 22/06/2020, tôi có điện thoại cho bố vợ thì được biết bố đang cần một phụ tùng ô tô để thay thế gấp, và hiện công ty X đang có sản phẩm này. Nhưng vì trước đây công ty X có bán cho bố vợ tôi một số hàng lỗi, nhưng chưa trả tiền, bố tôi yêu cầu hoàn trả hàng, thì công ty X không đồng ý, vẫn tính số tiền đó là bố vợ tôi nợ họ, 2 bên chưa thỏa thuận thống nhất về số nợ đó. Vì vậy nên tôi quyết định dùng số tiền của mình mua tặng bố để tránh rối, và kịp thời sữa chữa.

    Khoảng 15 giờ 30 ngày 22/06/2020, tôi cùng vói vợ có tới cty X để mua một phụ tùng ô tô, ở đây, tôi và người quản lý đã thống nhất thoả thuận: giá sản phẩm 25.000.000 đồng, họ sẽ có trách nhiệm thuê xe tải, cẩu hàng lên xe, giao cho xe khách do tôi chỉ định tại bến xe tttp Đà Nẵng trong chiều đó, tôi sẽ giao tiền cho họ lúc xe tải cẩu hàng lên xe.

    Khoảng 17h, sau khi xe tải cẩu hàng lên xe thì tôi giao đủ số tiền cho người quản lý, người đó đếm đủ và viết tay giấy đã nhận tiền cho tôi (trên giấy chỉ ghi tên sản phẩm, giá 25.000.000 đồng, và chữ kí, không ghi tên người mua). Sau đó vợ chồng tôi đi xe máy tới bên xe tttp, nhưng xe tải không vào bến xe như thoả thuận, vợ chồng tôi chờ khoảng 20 phút thì quay lại công ty X để hỏi. tại đây tôi thấy xe tải vè hàng đã ở đó. Tôi hỏi thì người quản lý bảo tôi trả thêm tiền vì "bố vợ tôi còn nợ tiền công nợ công ty này", hoặc chờ người cty tới giải quyết. Tôi không đồng ý nên yêu cầu trả lại tiền cho tôi, hoặc thực hiện thoả thuận ban đầu. Họ không đồng ý nên tôi báo sự việc với công an phường ở đó.

    Khoảng 18h, công an phường có mặt, sau đó khoảng 5 phút, kế toán cty này có mặt, người quản lý đưa số tiền đã lấy của chúng tôi cho người này. Khoảng 15 phút sau, phía cty X vẫn không đồng ý trả tiền lại cho chũng tôi nên các đồng chí công an yêu cầu tất cả về trụ sở công an phường làm việc. Nhưng người quản lý đó không có mặt.

    Số tiền đó, và hàng hoá đó vẫn do cty X chiếm giữ.

    Vào lần hoà giải thứ 2 tại trụ sở công an phường, tôi có ghi âm lại quá trình đó. Trong biên bản đồng chí công an có viết tóm tắt sự việc thì chỉ ghi "Vào 15 giờ 30 ngày 22/06/2020, anh HMC cùng vợ tới cty X để mua sản phẩm, nhưng công ty X nhận tiền nhưng chưa giao hàng..." không ghi rõ việc chúng tôi đã thoả thuận rõ số tiền, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng,  tôi sẽ giao tiền sau khi hàng được cẩu lên xe tải và họ đã cẩu hàng lên xe tải, cho xe tải chạy qua bến xe và quay ngược lại. Và cũng tại buổi làm việc này, khi chúng tôi yêu cầu trả lại số tiền thì phía cty X có trả lời là sẽ không trả lại chúng tôi hai lăm triệu, mà năm triệu trong đó để trả nợ cho bố vợ tôi, chỉ trả lại hai mươi triệu, nhưng đồng chí công an lại viết trong biên bản là "trả lại số tiền hai lăm triệu trừ đi chi phí tổn thất của cty X". khi đó tôi chỉ đọc lời nói của mình, không đọc phần tóm tắt và phần lời nói của cty X nên đã kí vào biên bản. Sau khi về nhà, nghe lại file ghi âm tôi mới phát hiện ra sự việc trên.
     
    Tôi xin được nhờ tổ giúp việc catp tư vấn về những câu hỏi sau:
     
    Cty X có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không hay đây chỉ là giao dịch dân sự - giao tiền nhưng chậm giao hàng như đồng chí công an phường nhận định.
     
    Khi làm đơn tố cáo gửi lên công an quận, viện kiểm sát nhân dân quận, thì họ sẽ điều tra lại từ đầu hay sử dụng thông tin của công an phường đã điều tra?
     
    Tôi đã kí vào biên bản buổi hoà giải thứ 2, nhưng sau đó mới phát hiện ra nó có nhiều chỗ không đúng, thì file ghi âm có đủ hiệu lực để phủ nhận biên bản đó không? Trong quá trình ghi âm, có cuộc gọi đến, nên file ghi âm bị cắt thành 2 phần, không liên tục toàn bộ, vậy file ghi âm đó có hiệu lực không?
     
    Tôi xin cảm ơn. Mong thư trả lời của quý luật sư.
     
     
    2757 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chien.qb vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/07/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #551673   14/07/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Khi thực hiện hành vi mua bán hàng hóa thì giữa bên mua và bên bán đã xác lập một hợp đồng mua bán. Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Như vậy, hình thức trả tiền trước và nhận hàng sau là do các bên thỏa thuận trong quá trình xác lập giao dịch. Việc bên bán không giao hàng cho bên mua là vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận.

    Căn cứ khoản 1 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015, người bán hàng phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người mua. Trường hợp người mua đã thanh toán tiền, người bán có nghĩa vụ hoàn trả tiền và phải bồi thường thiệt hại khi người mua chứng minh được việc không giao hàng gây thiệt hại cho người mua. Khi bên bán không giao hàng theo thỏa thuận, người mua hoàn toàn có quyền khởi kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết.

    Căn cứ các quy định của luật và thỏa thuận mua bán giữa các bên, trường hợp bên bán đã nhận tiền nhưng không thực hiện nghĩa vụ giao hàng theo đúng hạn được xác định là vi phạm nghĩa vụ. Theo đó, bên bán phải chịu trách nhiệm dân sự đôi với bên có quyền: tiếp tục thực hiện nghĩa giao hàng hóa hoặc trả tiền và bồi thường thiệt hại (nếu có).

    Trong trường hợp trên, bản chất của hành vi mua bán hàng là giao dịch dân sự nên khi bên bán không thực hiện đúng thỏa thuận thì bạn cũng có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết.

    Vậy, theo Điều 186 BLTTDS 2015 thì bạn có quyền gửi đơn tới TAND quận, huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi đóng trụ sở (bị đơn là tổ chức) để yêu cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ của mình nếu các bên không tự thỏa thuận hoặc bị đơn cố tình trốn tránh.

    Người bán hoàn toàn có thể bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi có thủ đoạn gian dối như không có sản phẩm nhưng vẫn quảng cáo để bạn đặt mua hàng và bạn đã chuyển tiền nhưng không nhận được hàng từ người bán. Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, bị phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân. Hơn nữa, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Tuy nhiên, việc kết tội người này còn tùy thuộc vào mục đích phạm tội xác minh trong quá trình điều tra. Bạn có thể gửi đơn tố giác hoặc tố giác trực tiếp sự việc đến Cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Để giải quyết một cách nhanh nhất bạn nên tố giác đến Cơ quan điều tra cấp quận, huyện để được giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Sau khi tiếp nhận sự việc cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra xác minh và bảo vệ quyền lợi cho bạn.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/07/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;