Vay ngân hàng hết hạn không có khả năng trả 1 lần, xin trả nhỏ nhưng ngân hàng không chịu

Chủ đề   RSS   
  • #527735 05/09/2019

    Misa94

    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Vay ngân hàng hết hạn không có khả năng trả 1 lần, xin trả nhỏ nhưng ngân hàng không chịu

    Chào luật sư, cho e hỏi về vấn đề của e như sau E có vay ngân hàng OCB là 30tr , e có trả được 1 nửa số tiền và sau đó 2 năm vì không có khả năng e không thanh toán tiếp tục được, và e bị mất đt nên cũng k dùng số như lúc đầu đăng kí ở ngân hàng Nay ngân hàng gửi thư thông báo e thanh toán số nợ còn lại, thì ngân hàng tính lãi và gốc còn lại của e gần 40tr, họ yêu cầu e trong 1 ngày có 20tr thanh toán họ sẽ giảm mức phạt. Nhưng e không có khả năng để xoay ra 20tr trong 1 ngày, e chủ động liên hệ với ngân hàng em chấp nhận chịu số tiền phạt và xin trả nhỏ hàng tháng, nhưng họ ko chấp nhận, họ nói chuyện rất xúc phạm và bảo là sẽ cho e đi tù cho biết Vậy cho e hỏi bây giờ e phải làm sao? Và theo luật e có thể trả nhỏ hàng tháng số nợ còn lại hay không? Em cảm ơn ạ

     
    1911 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Misa94 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #528102   12/09/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Khi bạn vay tiền của ngân hàng, bạn có nghĩa vụ phải trả nợ hàng tháng cho bên cho vay (ngân hàng) đầy đủ khi đến hạn. Trường hợp của bạn mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Khi bạn chậm trả được nợ cho ngân hàng, trách nhiệm dân sự của bạn được Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

    “Điều 353. Chậm thực hiện nghĩa vụ

    1. Chậm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết.

    2. Bên chậm thực hiện nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn.”

    “Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

    1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

    2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.”

    Như vậy, khi bạn không có khả năng trả ngay nợ lãi cho ngân hàng thì bạn có thể xin gia hạn thời hạn chậm trả nhưng phải được phía ngân hàng đồng ý. Nếu quá thời hạn gia hạn này mà bạn vẫn không trả được số nợ của mình thì ngoài việc bạn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ bạn còn phải bồi thường thiệt hại cho ngân hàng.

    Ngân hàng hoàn toàn có quyền khởi kiện bạn ra Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự, buộc bạn phải trả toàn bộ số tiền nợ và lãi. Đồng thời, trong trường hợp bạn hoàn toàn không có khả năng thanh toán hết số nợ ngân hàng thì bạn có thể bị cưỡng chế thi hành án theo quy định.  Về hành vi ngân hàng liên tục gọi điện và có lời đe dọa bạn, tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi mà hành động này có thể chỉ được coi là thông báo nghĩa vụ trả nợ tới bạn hoặc hành vi có thể bị xem là “lợi dụng hoạt động viễn thông để đe dọa, quấy rối, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/09/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;