Đánh người gây thương tích

Chủ đề   RSS   
  • #5501 08/12/2009

    QUOCKHANH2017

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 1063
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Đánh người gây thương tích

    Vừa qua(22/11/2009),em trai tôi cùng hai đứa em họ mở quán nước bán ở vĩa hè.hôm khai trương bạn bè của em trai toi có đến ủng hộ khá đông (khoảng 15 bạn),ở gần đó cũng có một người thanh niên khác bán hàng như vậy.anh thanh niên đó sinh lòng ghanh tị nên đã gây gổ,to tiếng với mấy em tôi, các em đã xin anh được bán hết tối đó vì đã trót dọn hàng,a ta đã đồng ý.

    Nhưng đến tối trong khi mấy em dang ngồi thì anh ta lai đến,mang theo một cây mã tấu, to tiếng với mấy em rồi lao vào chem một trong số các bạn của em trai tôi,nhưng rất may em ấy tránh kip, anh ta con tiếp tục vung mã tấu lên định chém tiếp thì em trai toi nhảy vô giằng co với anh ta, cũng bị chém hai nhát nhưng cũng may em ấy đều tránh được.

    Lúc đó em đã với lấy hai cây mã tấu của em để sẵn dưới bàn(em đã về nhà bạn lấy từ lúc nãy),rồi em cùng bạn chém liên tục vào cánh tay của anh ta làm anh ta ngất xỉu rồi bỏ chạy bằng xe máy của bạn mình.công an đã đến kịp thời và đưa người thanh niên đó đi cấp cứu.

    Hai đúa em họ của tôi thì bị bắt về lấy khẩu cung, sáng hôm sau thì công an đến nhà bạn của em tai tôi,bắt em va mấy bạn về tạm giam để điều tra.hai chiếc xe máy của m ấyem cũng được đưa về đồn. Bây giờ người thanh niên ấy đã hồi phục sức khoẻ và xuất viện,tỉ lệ thương tật trong vòng 20%.

    Quý luật sư vui lòng cho tôi hỏi:nếu bây giờ gia đỉnh tôi xin đền bù tiền viện phí và thuốc thang cho bên bị hại, mình thuyết phục người ta không kiện em cua tôi thì liệu em ấy co tránh được án tù không,nếu có ở tù thì khoảng bao lâu?(em trai tôi cùng các bạn trước đây chưa hề có tiền án,tiền sự),xe mấy em kia mình có quyền xin lai không?nếu có thì thủ tục và điều kiện như thế nào?.còn một điều nữa, gia đình tôi muốn gặp gia đình bị hại để thăm người ta và thương lượng, luật pháp có cho phép điều đó không?.

    Xin quý luật su giải đáp những khúc mắc trên dùm tôi.

    Tôi xin chân thanh cám ơn!
     
    135199 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn QUOCKHANH2017 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/02/2023) congtyluattgs (07/03/2019) anh_danau3288 (10/07/2014) buingocchatBnc12345 (02/05/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

6 Trang «<456
Thảo luận
  • #489870   18/04/2018

    BeLun1987
    BeLun1987

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:18/04/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    2 người Xông vào nhà đánh 1 người !

    Cho e hỏi 2 người xông vào tận nhà đánh 1 người gây thương tích , có giấy chứng nhận thương tích đa phần mềm . Mình có thể kiện về tội hình sự không ạ ?
     
    Báo quản trị |  
  • #489876   18/04/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Bạn bị hai người xông vào tận nhà đánh dẫn đến hậu quả gây thương tích là hành vi vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình thì bạn nên đến cơ quan y tế để giám định thương tật. Nếu tỉ lệ thương tật từ 11% trở lên thì những người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

    “Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

    b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

    c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    d) Phạm tội 02 lần trở lên;

    đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

    e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

    h) Có tổ chức;

    i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

    m) Có tính chất côn đồ;

    n) Tái phạm nguy hiểm;

    o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

    3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

    4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm……”

    Còn nếu tỷ lệ thương tật của bạn dưới 11% hoặc không thuộc các trường hợp tại khoản 1 điều 134 BLHS đã nêu trên thì những người này chỉ bị xử lý vi phạm hành chính. Theo điểm e khoản 3 điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ – CP thì đối với hành vi xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe người khác thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng. Bạn nên trình báo hoặc tố cáo với cơ quan công an để xử lý theo quy định.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
  • #495255   28/06/2018

    Hoavan2018
    Hoavan2018

    Male
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tự vệ gây thương tích

    Xin chào luật sư!

    Sự việc là như thế này: tối ngày 15/8/2017 anh trai tôi đang ở nhà thì có 1 đối tưởng có quen biết đến nhà gây sự vì đã có xích mích từ trước. Sau khi nói chuyện xong đối tưởng trên ko làm gì và đi về. Sau khoảng ít phút, a ta gọi thêm 1 đối tưởng nữa vào nhà a trai tôi nói chuyện và đánh anh trai tôi thì bị anh trai tôi phản ứng lại đánh trọng thương 2 đối tưởng trên. Rồi anh trai tôi bỏ chạy và có gọi người quen lại nhà a trai tôi xem 2 đối tuỏng có bị làm sao ko để đưa đi BV. Và anh trai tôi phải bỏ trốn vì 2 đối tưởng trên có quan hệ xã hội phức tạp. Sau khi giám định thương tật có 1 đối tưởng bị 65%. Vậy xin hỏi luật sư trường hợp như a trai tôi sẽ bị xử phạt như thế nào ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #496054   03/07/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Với trường hợp của anh trai bạn, do tỷ lệ giám định thương tích với 1 đối tượng là 65% nên anh trai bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo khoản 5 Điều 134 – Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

    5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

    Như vậy, khung hình phạt cao nhất anh bạn có thể phải chịu nếu như có Đơn tố cáo từ phía gia đình người bị thương tích là 15 năm tù. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần xem xét thêm các tình tiết để xét đến yếu tố chuyển tội danh cho anh bạn, để cấu thành theo Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội quy định tại điểm b khỏan 2 Điều 136 BLHS 2015:

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.”

    Việc chuyển tội danh cho anh bạn sẽ giảm khung hình phạt cao nhất xuống còn 03 năm. Do đó, chúng tôi cần biết thêm một số thông tin vụ án để có thể tư vấn chính xác cho gia đình bạn. Hiện naym, gia đình bạn nên đến thăm hỏi, động viên và bồi thường số tiền điều trị, thuốc men cho gia đình nạn nhân đó để có thêm tình tiết giảm nhẹ cho anh trai bạn.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
  • #502525   17/09/2018

    Chào bạn! thắc mắc của bạn Luật Hải Nguyễn xin giải đáp như sau:

    Thứ nhất, về mức hình phạt: Theo như bạn trình bày, thì em trai bạn đã dùng mã tấu để gây thương tích cho người thanh niên kia với tỷ lệ thương tật là 20%. Do đó đã phạm vào tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khở của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

    Về mức hình phạt nếu bị xét xử: theo như dữ liệu bạn cung cấp, tỷ lệ thương tật của người thanh niên bị chém là trong vòng 20%, như thế rất khó có thể xác định được em trai bạn đã vi phạm vào khoản nào của điều 134.

    + Nếu tỉ lệ thương tật của người thanh niên kia dưới 11% thì em trai bạn sẽ bị truy tố theo điểm a,i khoản 1 Điều 134 BLHS có khung hình phạt là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    + Nếu tỉ lệ thương tật từ 11% đến dưới 30% thì em trai bạn sẽ bị truy tố theo điểm b khoản 2 Điều 134 BLHS. Theo đó, em bạn có thể phải chịu mức hình phạt tù từ 02 đến 06 năm tù giam.

    Tuy nhiên, cũng cần phải xét yếu tố lỗi của các bên và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hình phạt của vụ án, ngoài ra, còn phụ thuộc vào mức hình phạt mà Viện kiểm sát đề nghị Toà án áp dụng.

    Thứ hai, Về vấn đề không khởi tố theo yêu cầu của bị hại.

    Trong trường hợp em trai bạn phạm tội được quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố hoặc có yêu cầu khởi tố nhưng sau đó đề nghị rút đơn yêu cầu khởi tố thì em trai bạn sẽ không bị khởi tố.

    Nếu em trai bạn thực hiện hành vi phạm tội mà bị áp khoản 2 Điều 134 BLHS thì cho dù người bị hại không yêu cầu khởi tố hoặc đề nghị rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án thì em trai bạn bẫn bị khởi tố bình thường.

    Thứ ba, về chiếc xe máy. Theo như lời bạn trình bày, chiếc xe máy không phải là công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội nên em bạn có quyền xin lại chiếc xe trên.

    Thứ tư, gia đình bạn muốn gặp trực tiếp gia đình của người bị hại để thăm hỏi, thương lượng. Vấn đề này pháp luật không hề cấm, mặt khác, pháp luật còn khuyến khích các bên tự thương lượng, hoà giải với nhau để giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột. Khi em trai hoặc gia đình bạn tự nguyện bồi thường, chi trả các chi phí khám chữa bệnh và các chi phí khác thì đây cũng chính là một trong những căn cứ để Toà án xem xét giảm nhẹ hình phạt.

    Trên đây là toàn bộ lời tư vấn của Luật Hải Nguyễn.

    (NV: HĐT)

    Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636

    Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #504414   11/10/2018

    lengocanhttcp
    lengocanhttcp

    Female
    Mầm

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2018
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 699
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Bộ luật tố tụng hình sự quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là khoản 1 Tội cố ý gây thương tích của BLHS (chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất). Trường hợp tỷ lệ thương tật 20% thuộc Khoản 2 nên không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hại.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #505465   24/10/2018

    Nguyenvanthang1995
    Nguyenvanthang1995

    Male
    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đánh người gây thương tích

    anh trai em tên (tuấn) sáng nay chở thóc sang nhà hàng xóm phơi nhờ,vì chở nặng lên anh em có để lại 1 bao ở cổng cho bớt nặng,nhưng có ông ở cùng làng tên (khái) đi qua cố tình nhặt bao thóc mang về,anh trai em quay lại thì không thấy bao thóc đâu và có người hàng xóm bảo với anh (tuấn) là nhìn thấy ông khái lấy bao thóc cho lên xe chở về rồi.anh tuấn có xuống cổng nhà ông(khái) nói phải trái và xin lại,thì gia đình nhà ông khái cãi rằng tao nhặt bao thóc ngoài đường chứ không vào nhà mày chộm lên tao không trả. vì thế 2 bên có sảy ra cãi vã,sau khi cãi vã 1 hồi thì ông khái và 2 thằng con trai ông đi theo (anh tuấn)ra đến đường to thì gặp bà tám vợ của anh tuấn và bà (liệu 67 tuổi)là mẹ của anh tuấn và 2 thawfng con trai của ông khái 1 thằng thì tát chị tám vợ của anh tuấn 3 cái còn 1 thằng thì tát vào đầu bà liệu 1 cái khiến bà troáng ngã ra đường.nhưng đến khi gia đình tôi gọi công an viên đến thì người công an viên này chỉ đến nhà ông khái chở nửa bao thóc về trả anh tuấn còn nửa bao ông khái không trả,,,,,,vậy em nhờ luật sư tư vấn cho gia đình em ạ.em muốn hỏi trường hợp của em nếu em gửi giấy kiện lên cơ quan chức năng có thẩm quyền thì có được giải quyết không ạ,cho em lời khuyên để em biết ạ.
     
    Báo quản trị |  
  • #505482   24/10/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Với câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn như sau:

    a) Đối với hành vi của ông Khái:

    Khoản 1 Điều 172 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản như sau:

    “ Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”.

    Theo thông tin bạn cung cấp, ông khái đi qua cố tình nhặt bao thóc mang về, do vậy nếu ông khái đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 172 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì ông Khái có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Theo đó, ông Thái có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

    Nếu không đủ các yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự thì ông Khái sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác. Cụ thể, Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác như sau:

    “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Trộm cắp tài sản;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

    c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

    d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác”.

    Như vậy, ông Khái có thể bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

    b) Đối với hành vi của 2 đứa con ông Khái:

    Khoản 1 Điều 134 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sun g 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

    “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

    a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; 

    b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; 

    c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; 

    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; 

    đ) Có tổ chức; 

    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 

    g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; 

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; 

    i) Có tính chất côn đồ; 

    k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân”. 

    Nếu người con của ông Thái thỏa mãn điều kiện trên thì con của ông Thái có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1Điều 134 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sun g 2017. Theo đó, con của ông Thái có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Nếu không đủ yếu tố đê truy cứu trách nhiệm hình sự thì con của ông Thái sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, Khoản 2Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:

    “2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

    b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

    d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

    đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

    e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;

    g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;

    h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác”.

    Theo thông tin bạn cung cấp: 2 anh con trai của ông Khái thì một anh tát chị Tám vợ của anh tuấn 3 cái còn anh khác thì tát vào đầu bà liệu 1 cái khiến bà choáng ngã ra đường. Do vậy, 2 người con của ông Khái tùy theo mức độ nghiêm trọng và thiệt hại gây nên cho người bị hại mà chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự.

    Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn gửi đơn tố cáo, tố giác lên cơ quan công an xã sẽ được giải quyết theo quy định.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
  • #512624   22/01/2019

    congtyluattgs
    congtyluattgs

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2018
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Cuộc sống kiếm ăn khó thật ý. Mình k muốn gây ra nhưng cứ tự dưng n đến

     
    Báo quản trị |  
  • #512793   25/01/2019

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Không biết bạn muốn tư vấn điều gì vậy?

    Thân

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #512748   24/01/2019

    tongthinh22
    tongthinh22

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2018
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Nhân tiện các bác cho em hỏi chút về luật thương mại với ạ. Bên em đang độc quyền kinh doanh tháp giải nhiệt với tháp giải nhiệt nước nhập khẩu Trung Quốc. Có 1 doanh nghiệp cạnh tranh và thường xuyên nói xấu công ty bên em thì em có thể khiếu kiện được không?

     
    Báo quản trị |  
  • #512775   25/01/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Trường hợp bạn hỏi, chúng tôi tư vấn như sau:

    Điều 43 Luật Cạnh tranh 2004 quy định: “Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó”.

    Khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2004 cũng quy định về các hành vi bị cấm đối với doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động quảng cáo là “so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác”.

    Về chế tài xử phạt, Điều 31 Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21.7.2014 quy định chi tiết Luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh đã quy định về xử phạt hành vi dèm pha doanh nghiệp khác đã quy định như sau:

    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi dèm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

    2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

    b) Gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

    3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

    4. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, Doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.”

    Đối với hành vi so sánh trực tiếp hàng hóa với hàng hóa cùng loại của công ty B, công ty A có thể bị phạt từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 Nghị định 71/2014/NĐ-CP vừa viện dẫn.

    Như vậy, mức xử phạt đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh được áp dụng cụ thể đối với từng hành vi. Ngoài hình thức xử phạt bằng tiền, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi hoặc buộc cải chính công khai.

    Công ty B có thể làm đơn khiếu nại (kèm các chứng cứ cụ thể) gửi lên cơ quan quản lý cạnh tranh đề nghị xử lý công ty kia về hành vi cạnh tranh không lành mạnh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công ty mình. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
  • #514972   05/03/2019

    nhimcoihp1
    nhimcoihp1

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chào luật sư !

    Mong luật sư tư vấn giúp trường hợp này của tôi ạ .

    Trên dường từ quê về nhà , tôi có gặp người quen đi nhờ xe ra bến xe , đi được khoảng 2 km thì bất ngờ có người phụ nữ cầm kiếm ra chặn đầu xe chém tôi và cùng người nhà đánh tôi và anh bạn tôi . Tôi bị đánh bất tỉnh và được đưa vào bênh viện gần đó cấp cứu 10 ngày . Tôi đã làm dơn kiện đến công an Phường gần đó , công an phường trả lời vụ này vượt quá thẩm quyền và bảo tôi gửi đơn lên quận . Tôi đã gửi đơn vào phòng trực ban của quận ,  15 ngày sau tôi có cầm giấy tờ xe của tôi lên quận để xin lại xe và điện thoại của tôi vì lúc tôi bị đánh công an phường đến lập biên bản và giữ tài sản cho tôi .Tôi vào phòng trực ban hỏi về vụ việc của tôi thì được chỉ dẫn lên đội điều tra tổng hợp , cán bộ ĐTTH đã lấy lời khai của tôi và trả lời cứ về đi sẽ liên lạc lại , và tài sản của tôi còn phải giám định . Tôi đã rất nhiều lần lên đội ĐTTH hỏi lúc thì trả lời chưa nhìn thấy đơn , còn xe máy của tôi họ cũng chưa nhìn thấy vì phường chưa chuyển lên . Tôi gửi tiếp 1 lá đơn nữa thì cán bộ đội ĐTTH có gọi điênh lại là nhận được dơn rồi , tôi lại đến để yêu cầu họ trả xe thì được trả lời là vẫn đang giám định , và vụ cố ý gây thương tich của tôi thì chưa biết lãnh đạo phân công cho ai . Mấy ngày sau tôi lại lên hỏi thì họ bảo tôi về đi sẽ báo cáo lại với sếp , và họ đưa cho tôi 1 tờ giấy kết quả giám định chiếc xe , tờ giấy đó là tự cấn bộ phòng ĐTTH đánh máy và đóng dấu đỏ của công an quận . Kết quả giám định là tên người đăng kí chiếc xe là người khác , màu sơn xe là màu khác , và nhãn hiệ xe cũng khác , vậy có nghĩa là xe của tôi là có vấn đề . Tôi hỏi kết quả này các anh lấy từ đâu ?  Cán bộ ĐTTH trả lời từ phòng cánh sát giao thông , tôi đã chụp hình lại và có đoạn ghi âm của cán bộ ĐTTH với tôi . từ khi tôi gửi đơn đến giờ là gần 2 tháng , tài sản của tôi vẫn chưa được nhận lại , và người gây thương tích cho tôi vẫn nhơn nhơ . Tôi lên rất nhiều lần chỉ được câu trả lời là đang giám định chiwwcs xe , còn vụ việc của tôi cán bộ thụ lí  ko biết là ai . Vậy tôi phải làm gì bây giờ , tôi ko biết cầu cứu ai bg , thương tích tôi đang mang trên người , tài sản ko được nhận lại . Mong luật sư chỉ dẫn để tôi đòi lại công bằng .

     
    Báo quản trị |  
  • #515113   10/03/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác như sau:

    “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

    c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

    đ) Có tổ chức;

    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

    i) Có tính chất côn đồ;

    …”

    Về vấn đề giám định: Việc giám định tỷ lệ thương tật của bạn do người đó gây ra là cơ sở để xác định người có hành vi phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Do đó, nếu bạn không đồng ý việc từ chối giám định bạn có thể yêu cầu cơ quan công an cung cấp cơ sở giám định có thẩm quyền để bạn thực hiện quyền yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật của mình. Do vậy khi người khác có hành vi xâm phạm đến sức khoẻ của mình, bạn đã làm đơn tố cáo hành vi này đến cơ quan công an ở địa phương. Nếu có căn cứ xác thực, cơ quan công an sẽ thụ lý vụ việc trên.

    Theo quy định tại điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về nhiệm vụ giải quyết tin báo về tội phạm: 

    “Điều 147. Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

    1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

    a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

    b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

    c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

    2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng....”
    Theo đó, theo quy định tại khoản 2 điều này thì thời hạn xác minh để cơ quan điều tra khởi tố đối với vụ án hình sự tối đa là 2 tháng nếu có hành vi phạm tội xảy ra. Vì vậy, nếu sau khoảng thời gian 2 tháng ban đầu mà gia đình nạn nhân chưa nhận được thông báo về quyết định khởi tố hay quyết định không khởi tố vụ án thì họ có thể làm đơn trực tiếp đến cơ quan Công an để yêu cầu họ gửi thông báo cho mình về vấn đề này. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    nhimcoihp1 (13/03/2019)
  • #537276   13/01/2020

    trinhnhat1995.c500
    trinhnhat1995.c500

    Male
    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Nguyễn Văn B bị thương tích mà tỉ lệ thương tích dưới 11% mà bên Nguyễn Văn A chỉ dùng tay chân để đánh. Trường hợp không đủ căn cứ để khởi tố thì xử lý vi phạm hành chính vì hành vi "Đánh nhau" quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ - CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trinhnhat1995.c500 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/01/2020)
  • #545397   04/05/2020

    tongthinh22
    tongthinh22

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2018
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Văn phòng em là Văn Phòng đại diện tại Đà Nẵng, có trường hợp một lao động gặp tai nạn như sau:

    - Người lao động gặp tai nạn giao thông trên đường đi làm buổi sáng từ nhà đến nhà máy do đang lắp đặt tháp giải nhiệt nước cho khách hàng. Hiện người lao động đã xuất viện nhưng hiện vẫn điều trị ngoại trú theo chỉ định của bác sĩ.

    - Ngày xảy ra tai nạn là ngày làm việc trong tuần ( Ngày thứ 3), trước và sau ngày xảy ra tai nạn lao động không phải là ngày nghỉ.

    - Văn Phòng đóng đầy đủ bảo hiểm cho người lao động: BHXH/ BHYT/ BHTN. Người lao động bị tai nạn thuộc trường hợp được hưởng chính sách hỗ trợ từ Văn Phòng như sau:

    - Được trợ cấp tiền thuê nhà hàng tháng. Khoản trợ cấp này được cộng vào lương hàng tháng và chi trả cùng lương tháng. Trên hợp đồng lao động có ghi rõ nơi làm việc và hai bên thỏa thuận người lao động sẽ ở gần nhà máy sẽ làm việc. Nếu người lao động được điều sang nhà máy khác với nhà máy thường xuyên làm việc để làm việc dưới 10 ngày, thì ngoài việc nhận được hỗ trợ tiền nhà hàng tháng, sẽ được hỗ trợ thêm tiền thuê nhà nghỉ/ nhà trọ tại nơi làm việc mới theo số ngày làm việc thực tế .

    - Người lao động được hỗ trợ tiền đi lại từ “Nhà đến nhà máy” vào đầu tuần và từ “ Nhà máy về nhà” cuối tuần. Khoản này được thanh toán theo thực tế đi lại của người lao động trong tháng và chi trả vào cuối tháng. Vậy em xin luật sư tư vấn với trường hợp này thì người lao động được hưởng những chế độ gì và bên em cần làm những hồ sơ và thủ tục gì cho đúng với luật lao động và luật BHXH? Em xin chân thành cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tongthinh22 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/05/2020)
  • #545941   13/05/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Khi bị tai nạn lao động thì người lao động hưởng các quyền lợi sau:

    - Về phần chi phí cứu chữa, sẽ do bảo hiểm y tế và người sử dụng lao động đồng chi trả theo quy định sau:

    “Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

    2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

    3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”

    Trong thời gian phải nghỉ việc để điều trị thì người lao động vẫn được hưởng nguyên lương. Người lao động sẽ được người sử dụng lao động bồi thường theo quy định sau tương ứng vào tỷ lệ thương tật của mình:

    Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    ...

    3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

    a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

    b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

    4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.

    Khi bị tai nạn lao động dù là do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho họ.

    Người lao động sẽ được hưởng trợ cấp tai nạn lao động từ cơ quan bảo hiểm xã hội nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định như sau:

    “Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

    Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

    b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

    c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

    2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

    3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

    Tùy thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động mà người lao động sẽ được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần hoặc trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng theo quy định trong Luật an toàn lao động 2015 như sau:

    “ Điều 48. Trợ cấp một lần

    1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

    2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

    a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

    b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

     

    ..."

     

    “ Điều 49. Trợ cấp hằng tháng

    1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

    2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

    a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

    b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.”

    Người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định trong luật an toàn lao động 2015 cụ thể như sau:

    “Điều 47. Giám định mức suy giảm khả năng lao động

    1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;

    b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;

    c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

    .....”

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/05/2020)
  • #569416   27/03/2021

    vantrunginfo
    vantrunginfo

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    20% là nặng đấy. Theo tôi thì nên thương lượng, khắc phục thỏa đáng cho người bị hại. Nếu họ bãi nại thì sẽ tốt cho bên bị rất nhiều. Các bạn nhớ lại trường hợp bà chủ tiệm tóc đánh ghen cô nhân viên, bắt xăm hình con rít lên mặt và lên ngực đó. Vụ đó, sau này tôi không theo dõi, nhưng nghe đâu bị hại cũng có xin bãi nại.

    Các thiết bị vệ sinh sàn nhà công nghiệp tại https://dienmayhoanglien.vn/may-cha-san.html với mức giá rẻ, công suất phù hợp với từng nhu cầu sử dụng.

     
    Báo quản trị |  
  • #581852   28/03/2022

    Đánh người gây thương tích

    Với trường hợp của bạn thì có thể căn cứ theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 quy định " 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

    b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

    c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    d) Phạm tội 02 lần trở lên;

    đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

    e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

    h) Có tổ chức;

    i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

    m) Có tính chất côn đồ;

    n) Tái phạm nguy hiểm;

    o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân." 

    Theo như quy định trên thì nếu như bên bị hại không yêu cầu khởi kiện thì bạn và em bạn sẽ không bị khởi tố nhưng nếu họ có yêu cầu thì anh em bạn sẽ bị khởi tố theo quy định của Bộ luật Hình sự. Nên trong trường hợp này bạn và gia đình bạn cần hòa giải với bên bị hại để họ không khởi kiện nha.

     
    Báo quản trị |  
  • #598863   21/02/2023

    TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO ?

    Tuổi Trẻ Online thông tin, vào khoảng 11h trưa 17-2, anh Đạt ghé nhà ông Trương Đình Nhạt (ở thôn 1, xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa) để giao đơn hàng là hai cây hoa đỗ quyên trị giá 230.000 đồng (200.000 tiền cây và 30.000 tiền ship).

    Lúc này ông Nhạt không nhận hàng, anh Đạt lấy điện thoại gọi cho người bán hàng để thông báo sự việc và đưa điện thoại cho ông Nhạt trao đổi với người bán. Hai bên có lời qua tiếng lại trên điện thoại. Sau đó ông Nhạt từ chối nhận hàng.

    Anh Đạt nói ông Nhạt nếu không nhận hàng thì phải trả phí giao hàng (30.000 đồng) để anh giao lại nơi anh làm việc, hoàn trả đơn hàng về cho người bán.

    Lúc này ông Nhạt đá vào người anh Đạt, sau đó dùng tay đấm liên tiếp và dùng bình bông đập vào đầu anh.

    Bức xúc vì vô cớ bị ông Nhạt đánh, anh Đạt phản ứng để tự vệ. Khi đó ông Nhạt hô lớn, vợ ông chạy ra kéo cửa cổng. Sau đó người chồng dùng tuýp sắt, vợ dùng hai ghế inox thay nhau đánh anh Đạt.

    Anh Đạt đẩy cửa cổng chạy qua trốn ở nhà dân gần đó và nhờ người dân điện báo công an.

    Khoảng 14h chiều 17-2, anh Đạt được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương.

    Sau khi chụp X-quang xương cẳng tay và làm các xét nghiệm y khoa, bác sĩ kết luận anh Đạt bị gãy hai tay.

    CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH LÀ GÌ ?

    Mặc dù chưa có văn bản pháp luật nào nêu khái niệm về tội cố ý gây thương tích nhưng có thể hiểu cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm đến thân thể, gây tổn hại sức khỏe cho người khác.

    HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

    Căn cứ vào Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

    Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

    b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

    c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    d) Phạm tội 02 lần trở lên;

    đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

    e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

    h) Có tổ chức;

    i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

    m) Có tính chất côn đồ;

    n) Tái phạm nguy hiểm;

    o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    Hành vi ông Nhạt dùng tay đấm liên tiếp và dùng bình bông đập vào đầu anh, sau đó còn dùng tuýp sắt được xem là dùng vũ khí nguy hiểm có thể gây chết người. Đối với hành vi này ông Nhạt có thể đối mặt với án phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm tù.

    ĐỒNG PHẠM LÀ GÌ

    Theo khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

    1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

    2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

    3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

    Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

    Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

    Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

    Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

    4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

    Khi ông Nhạt hô lớn, vợ ông chạy ra kéo cửa cổng. Sau đó người chồng dùng tuýp sắt, vợ dùng hai ghế inox thay nhau đánh anh Đạt. Có thể thấy hành vi của bà vợ là giúp sức tội phạm thực hiện hành vi phạm tội.

    Như vậy theo nhận định của LUẬT SƯ 11:

    Cả ông Nhạt và vợ ông Nhạt đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh cố ý gây thương tích với tình tiết tăng nặng là sử dụng hung khí nguy hiểm (theo khoản 1 Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017) và mức hình phạt cao nhất cho tội danh này sẽ là 03 năm tù giam.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Email: luatsuhuan11@gmail.com

    Điện thoại di động: 0979800000

    Địa chỉ: 285/74 Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

    Website: https://luatsu11.vn/

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh.

ĐT liên hệ: 0913.623.699 - Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

Website: www.luatsuphuvinh.com