Cha mất, mẹ nợ khoảng tầm 2 tỷ của khá nhiều người

Chủ đề   RSS   
  • #509355 03/12/2018

    Duongsang0515

    Male
    Sơ sinh

    Ninh Thuận, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Cha mất, mẹ nợ khoảng tầm 2 tỷ của khá nhiều người

    Thưa luật sư, e xin hỏi : Cha em mất, mẹ em có nợ của nhiều người, trong đó có 1 người tầm 1 tỷ 7, nhưng người cho vay đó đang cầm sổ đỏ nhà đứng tên của ba em ( sổ chỉ ba em đứng tên)và mẹ em không trốn khỏi nhà đang ở, và nhà em có 2 anh em trên 18 tuổi, nếu người đó khởi kiện ra tòa thì sẽ thế nào, hoặc không khởi kiện mà quấy rối 2 anh em em dẫn đến mất việc làm đang có thì sẽ ra sao, mẹ em muốn bán nhà để trả nợ nhưng sẽ dẫn đến không còn khả năng trả nợ cho ai nữa thì có bị kiện ở tù không ạ
     
    2040 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #509360   03/12/2018

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Việc giao dịch dân sự vay mượn trong xã hội là bình thường, việc mẹ bạn nợ người khác thì có nghĩa vụ trả họ, nếu không thỏa thuận được việc trả nợ hoặc họ không đồng ý cho nợ thì họ có thể khởi kiện ra tòa án để đòi nợ chứ không có việc tù tội ở đây miễn là mẹ bạn không có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản (VD như lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản). Về nghĩa vụ trả nợ liên quan đến tài sản là nhà đất chung của bố mẹ bạn, nếu khi còn sống bố bạn không có nghĩa vụ nợ chung hay riêng nào thì đây là tài sản thừa kế của bố bạn để lại cho các đông thừa kế gồm: Ông bà nội (nếu còn sống), mẹ bạn và anh em bạn (trường hợp không có di chúc). Mỗi người thừa kế được hưởng 1 phần như nhau (Giả sử chỉ còn 3 mẹ con bạn thì được chia làm 3 phần). Như vậy, có thể hiểu tương đối rằng 1 nửa giá trị nhà đất của bố mẹ bạn sẽ là tài sản thừa kế của bố bạn để lại, nửa này được chia 3 thì mẹ bạn được 1 phần. trong trường hợp này mẹ bạn dùng 1 phần này với 1 nửa của mẹ bạn để trả nợ. Việc anh em bạn đang làm việc tại các cơ quan đơn vị không ảnh hưởng gì đến khoản nợ của mẹ bạn, các bạn không phát sinh nghĩa vụ trả nợ. Bạn có thể tham khảo thêm các quy định có liên quan tại www.luatdoanhgia.comwww.luatdoanhgia.vn

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    Duongsang0515 (03/12/2018)
  • #509362   03/12/2018

    Duongsang0515
    Duongsang0515

    Male
    Sơ sinh

    Ninh Thuận, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Em cảm ơn và 1 hỏi thêm 1 câu nữa ạ

    Nếu vậy thì sau khi mẹ em dùng phần của mình để trả và mất khả năng thanh toán số còn lại thì thế nào ạ, vì không còn tài sản gì cả, mẹ em trước đây buôn bán và đã bán hết sạp hàng để trả nợ rồi
     
    Báo quản trị |  
  • #509392   04/12/2018

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Vẫn là nghĩa vụ trả nợ bạn a, kể từ khi có yêu cầu thi thành án, người phải thi hành ngoài việc trả số tiền phải trả còn phải trả cả phần lãi suất quá hạn theo quy định của ngân hàng và bất kỳ khi nào có điều kiện thi hành án thì phải thi hành án, có tài sản thì phải thi hành, không thi hành sẽ bị cưỡng chế thi hành án

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com