Bác sĩ không phát hiện ra viêm ruột thừa, khiến bố em bị vỡ ruột thừa, phải mổ 3 lần ở Việt Đức

Chủ đề   RSS   
  • #503989 05/10/2018

    Bác sĩ không phát hiện ra viêm ruột thừa, khiến bố em bị vỡ ruột thừa, phải mổ 3 lần ở Việt Đức

    Em chào anh chị,

    12/9: Với triệu chứng đau bụng, bố em Đến 108 khám dịch vụ, ông Đào Văn Mão là bác sĩ khám – tư vấn. Cô Nguyễn Thị Thắm là bác sĩ siêu âm.

    Kết quả: Không ra viêm ruột thừa, chỉ ra phì đại tiền liệt tuyến + hở nhẹ van tim + gan xấu + tiểu đường nhẹ.

    13/9: uống đơn thuốc hơn 2.7 triệu đồng mua từ 108 do ông Đào Văn Mão kê, không đỡ và vẫn đau như trước

    14/9: sáng 7h khám tại Bệnh viện huyện Hưng Hà. Sau khi chiếu chụp xong, Bác sĩ chỉ định chuyển tuyến lên BV tỉnh gấp.

    Lên BV Tỉnh bác sĩ cũng chiếu chụp lại, xác định vỡ ruột thừa è Chuyển gấp lên Việt Đức.

    12h đêm 14/9 Mổ tại Việt Đức.

    28/9: Mổ lại lần 2

    3/10: Mổ lại lần 3

    Viện phí đã hết gần 150 triệu và bác sĩ bảo vẫn rất xấu. Phải điều trị dài hơn nữa, có thể mổ nhiều lần hơn nữa :(

    Sức khoẻ, sự đau đớn thì không thể lấy của ông bác sĩ kia ra đắp vào cho bố em được.

    Bây giờ bố em vẫn rất nguy kịch, máu ở bụng vẫn rỉ ra. Ông ta đã nhận lỗi và muốn hoà giải. Các anh/chị cho em lời khuyên là

    1. Nếu hoà giải thì mức bồi thường nên như thế nào?

    2. Nếu không hoà giải được thì thủ tục kiện bắt đầu từ đâu ạ? Em cảm ơn.

    Em có tìm hiểu là khi khởi kiện phải tiến hành hoà giải trước. Hoà giải thất bại thì mới nộp đơn lên toà án quận. Cơ sở pháp lý là LUẬT KHÁM CHỮA BỆNH 2008 và Bộ Luật Hình sự điều 315.

     
    2516 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #504249   09/10/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Với câu hỏi trên, chúng tôi giải đáp như sau:

    Điều 76 và Điều 77 Luật khám chữa bệnh 2009 quy định về trách nhiệm và mức bồi thường thiệt hại của y, bác sỹ trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:

    "Điều 76. Trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh

    1. Trường hợp xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh hoặc trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 73 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã mua bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

    Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa mua bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này thì phải tự bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo quy định của pháp luật.

    2. Ngoài việc bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

    3. Trường hợp xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 73 của Luật này thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề không phải bồi thường thiệt hại."

    "Điều 77. Xác định mức bồi thường thiệt hại do sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh

    Việc xác định mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    Trong trường hợp xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh thì ngoài trách nhiệm bồi thường theo quy định, y, bác sĩ có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh có thể phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự 

    Tuy nhiên tại Điều 584, 585 BLDS 2015 quy định như sau:

    Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

    1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

    2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

    Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

    1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

    3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

    4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

    5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

    Như vậy, bác sĩ có hành vi xâm phạm chuẩn đoán và điều trị sai gây tổn hại sức khỏe và ảnh hưởng đến tính mạng của bố bạn nên phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ngoài ra phòng khám cũng có trách nhiệm bồi thường, cụ thể:

    “Điều 597. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

    Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.

    Vấn đề bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 590 BLDS 2015 như sau:

    “Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

    d) Thiệt hại khác do luật quy định.

    2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.

    2. Trình tự khởi kiện:

    Bước 1: Thụ lý vụ án

    Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.

    => Chánh án tòa phân công Thẩm phán xem xét đơn (Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đơn)

    => Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Thẩm phán đước phân công xem xét đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:

    + Thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết;

    + Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác;

    + Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

    +Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của BLTTDS 2015. 

    Bước 2: Hòa giải vụ án

    - Theo quy định tại Khoản 1 Điều 205 BLTTDS 2015 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 BLTTDS:

    + Ra quyết định hòa giải thành khi không có đương sự thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận

    + Trong trường hợp hòa giải không thành, Thẩm phán chủ tọa phiên hòa giải lập biên bản hòa giải không thành và thực hiện các thủ tục tiếp theo để đưa vụ án ra xét xử.

    Bước 3: Chuẩn bị xét xử

    Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

    + Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

    + Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

    + Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

    + Đưa vụ án ra xét xử.

    Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng (Điều 203 BLTTDS 2015)

    Bước 4: Mở phiên tòa xét xử

    Theo quy định tại Điều 196 BLTTDS 2015 phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa. Thành phần tham gia phiên tòa được quy định từ Điều 227 đến Điều 232 tại BLTTDS 2015, gồm: Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Người đại diện của đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Người làm chứng; Người giám định và Người phiên dịch, Kiếm sát viên.

    Sau khi Phiên toà sơ thẩm kết thúc, bản án, quyết định sơ thẩm được tuyên sẽ chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà còn một thời hạn để các đương sự có thể kháng cáo, viện kiểm sát có thể kháng nghị. Nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm thì Toà án cấp trên trực tiếp sẽ tiến hành xét xử lại vụ án.

    Sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, nếu không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án, quyết định của Toà án sẽ có hiệu lực pháp luật.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;