Quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #475534 22/11/2017

    Ngoannguyen_9966

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền nuôi con

    Năm 2002, chị họ em có nhận nuôi một bé gái do mẹ bé không đủ sức khỏe để nuôi dưỡng. Trong thời gian từ đó tới nay gia đình rất thương cháu và không ai cho cháu biết cháu chỉ là con nuôi. Mẹ ruột của cháu thi thoảng cũng có liên lạc nhưng với tư cách là mẹ nuôi. Sau đó năm 2015 lại nói cho cháu biết mình là mẹ ruột. Nhiều lần mẹ ruột cháu tới trường học, tìm cách tiếp cận và bắt cháu. Dạo gần đây mẹ ruột cháu lên facebook nhắn tin cho bạn bè cháu, nói muốn tìm lại. Rồi trực tiếp gặp đòi quyền nuôi con. Mới đây 4 người (1 người công an làm chứng, mẹ ruột, mẹ nuôi và cháu )có gặp nhau. Bản thân cháu không muốn về với mẹ ruột và gia đình tôi cũng không muốn xa cháu. Hôm qua mẹ ruột cháu lại nhắn tin đê dọa chị họ tôi, nói rằng sẽ tìm mọi cách để cướp cháu từ tay chị. Xin hỏi liệu cháu có bị mẹ ruột đòi về không ?

     
    3884 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #477008   03/12/2017

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo Điều 24 Luật nuôi con nuôi quy định:

    Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi

    1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.

    Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

    3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

    4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.

    Như vậy, nếu cha mẹ nuôi đã làm đầy đủ các thủ tục về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật thì cha mẹ để không có quyền đòi lại con đã cho trừ trường hợp các bên có thỏa thuận với nhau.

    Thân chào.

    Luật sư Lê Văn Hoan

    Trưởng VPLS Lê Văn

    131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

    ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lvhoan vì bài viết hữu ích
    Ngoannguyen_9966 (08/02/2018)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Lê Văn Hoan

Trưởng VPLS Lê Văn

131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com