Tai nạn giao thông

Chủ đề   RSS   
  • #4678 28/11/2008

    Tienhv

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tai nạn giao thông


    Vợ tôi bị tai nạn giao thông khi đang đi xe máy trên QL1A theo hướng từ Hà Nội về Lạng Sơn khi đi đến ngã tư (Tử thần) thuộc địa phận huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang thì bị lái xe ô tô tải va vào. Nguyên nhân do người lái xe ôtô không quan sát khi rẽ phải trong khi  xe máy của Vợ tôi đang đi thẳng về hướng Lạng Sơn.


    Hậu quả là vợ tôi bị thiệt mạng và hỏng hoàn toàn một chiếc xe máy Honda Airplade. hiện công an giao thông đã kết luận lái xe ôtô sai phạm hoàn toàn. Vơ chồng chúng tôi đang có một cháu trai 2,5 tuổi.

    Tôi xin hỏi luật sư vụ việc này theo luật thi lái xe sẽ bị xử phạt như thế nào? Con trai tôi có được trợ cấp hay chế độ gì đến hết năm 18 tuổi không? người lái xe ôtô và chủ xe ôtô phải có trách nhiệm như thế nào trong vụ việc này?
     
    9164 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #4679   28/11/2008

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!


    Về trách nhiệm hình sự, theo điều
    202 BLHS, tại khỏan 1 có quy định:


    "Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm."


    Như vậy về trách nhiệm hình sự thì bạn đã rõ.


    Về trách nhiệm dân sự, thì chủ phương tiện có trách nhiệm bồi thường cho bạn theo điều
    623 BLDS:

     
    "Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra


    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.


    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.


    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.


    3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:


    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.


    4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

    Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.


    "
    Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm 


    1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:


    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

    b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

    c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.


    2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.


    Điều 612.
    Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm


    1. Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường cho đến khi chết.


    2. Trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng trong thời hạn sau đây:


    a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;

    b) Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.".


    Như vậy bạn đã có căn cứ để xác định yêu cầu bồi thường thiệt hai cho phù hợp với trường hợp của bạn.

    Nếu bạn còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ:0909886635 LS HOAN.

    Luật sư Lê Văn Hoan

    Trưởng VPLS Lê Văn

    131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

    ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #4697   01/12/2008

    Tienhv
    Tienhv

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cho tôi được hỏi thêm!

    1.Tiền cấp dưỡng cho con trai tôi đến khi đủ 18 tuổi theo quy định của Nhà nước là bao nhiêu tiền / tháng? Tối đa là bao nhiêu?

    2.Chiếc xe máy vợ tôi đi đã bị hư hỏng nặng và tôi cũng không muốn nhận lại chiếc xe này nữa. Vậy xin hỏi theo quy định thì bên gây ra tai nạn phải bồi thường chiếc xe này như thế nào?

    Trân trọng cảm ơn quý luật sự, mong sớm nhận được trả lời !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #4698   01/12/2008

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Tai nạn giao thông


    Theo mục II.1.4b,1)
    NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 01/2004/NQ-HĐTP NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN  ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG quy định:

    "Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó.

    Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm sức khỏe mất khả năng lao động, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường".


    Còn chiếc xe nếu bạn không muốn nhận lại thì bạn phải thương lượng với chủ xe, nếu không thương lượng được thì họ chỉ bồi thường bằng chi phí sửa chữa.

    Luật sư Lê Văn Hoan

    Trưởng VPLS Lê Văn

    131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

    ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #44246   02/12/2008

    Tienhv
    Tienhv

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần



    Xin Luật Sư tư vấn thêm :


    Chủ xe và người gây tai nan xin được giải quyết bằng tình cảm (thương lượng giữa hai gia đình), trước mắt chủ xe xin hỗ trợ cho gia đình tôi 40triệu và đề nghị gia đình tôi viết biên nhân số tiền trên để xin được lấy xe ôtô ra sớm đi làm.

    Vây xin được hỏi:

    -Nếu có tờ biên nhận tiền hỗ trợ của bên bị hại thì cơ quan Công an có giải quyết cho Chủ xe lấy xe ôtô ra được không?

    -Nếu viết biên nhận số tiền hỗ trợ trên thì tôi phải viết như thế nào để chủ xe không thể lấy xe ra trước khi Toà án phán quyết?

    Mong sớm nhận được tư vấn từ Luật Sư.

    Xin trân trọng cảm ơn !
     
    Báo quản trị |  
  • #44247   02/12/2008

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Tai nạn giao thông

    Chào bạn!

    Việc bạn viết biên nhận nhận tiền của chủ phương tiện, nhưng trong nội dung không đề cập gì đến việc bãi nại cho họ hoặc cam kết không khiếu nại thì công an không có quyền cho phép lấy xe ra cho đến khi vụ án đựoc giải quyết xong.

    Theo tôi, khi họ thương trả tiền thì bạn cứ nhận, nhưng chỉ ghi nội dung là "có nhận số tiền" hỗ trợ thôi còn tuyệt nhiên không làm đơn bãi nại cho họ.

    LS HOAN.

    Luật sư Lê Văn Hoan

    Trưởng VPLS Lê Văn

    131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

    ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #44248   11/12/2008

    Tienhv
    Tienhv

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần



    Xin chào Luật sư Hoan. Xin Luật sư tư vấn thêm!


    -Thời gian tối đa mà Công an điều tra phải hoàn tất hồ sơ điều tra về tai nạn giao thông gây hậu quả chết người là bao lâu (kể từ khi tai nạn xảy ra đến khi chuyển hồ sơ sang Viện kiểm soát)?

    -Chủ xe ô tô gây tai nạn xin gia đình tôi nhận trước 60 triệu và đề nghị tôi viết giấy xin lấy ôtô ra để tiếp tục đi làm. Trong trường hợp này, theo LS  tôi nên giải quyết thế nào? có nên nhận tiền và viết giấy cho họ không? khi viết giấy tôi phải lưu ý những gì?

    Rất mong LS tư vấn sớm.

    Xin trân thành cảm ơn Luật Sư
     
    Báo quản trị |  
  • #44249   11/12/2008

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Tai nạn giao thông

    Theo điều 119 BLTTHS quy định:Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

    Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

    Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

    a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;

    b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng;

    c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;

    d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.

     

    Việc chủ xe thương lượng trả tiền yêu cầu viết giấy để họ lấy xe ra hôm trưới tôi có tư vấn cho bạn rồi, rằng mình cứ làm biên nhận đã nhận số tiền, còn trách nhiệm Hình sự thì tính sau.Trong biên hận bạn nói rõ là nhận bồi thường do chiếc xe gắn máy của bạn bị hư hỏng nặng.Về phần tính mạng thì khi nào xét xử mới yêu cầu.

    Luật sư Lê Văn Hoan

    Trưởng VPLS Lê Văn

    131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

    ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Lê Văn Hoan

Trưởng VPLS Lê Văn

131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com