Căn cứ để áp dụng về việc bồi thường do bị sa thải trái luật

Chủ đề   RSS   
  • #449464 14/03/2017

    tuandg

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2012
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 3 lần


    Căn cứ để áp dụng về việc bồi thường do bị sa thải trái luật

    Kính gửi Luật sư !

    Hôm nay em tham gia buổi xét xử vụ án tranh chấp lao động mà em là nguyên đơn. Sau khi xác điịnh em bị ra quyết định sa thải trái pháp luật thì TA đồng ý với yêu cầu đòi bồi thường của em : thanh toán tiền lương từ ngày bị sa thải đến khi TA xét xử, tổng cộng là 2 năm 11 tháng,

    Tuy nhiên trong khoảng thời gian đấy em cũng đi làm ở nơi khác, cụ thể là em chỉ nghỉ ở nhà có 3 tháng thôi. Vì thế TA chỉ đồng ý cho em được nhận bồi thường 3 tháng tiền lương và tiền bảo hiểm. Thời gian còn lại là 2 năm 8 tháng do em đã đi làm nơi khác nên không được TA chấp nhận yêu cầu bồi thường.

    Em thắc mắc mãi và đi tìm căn cứ mà TA đã áp dụng nhưng không tìm được. Xin hỏi LS có quy định nào như thế không ? và thực tiễn áp dụng tại các phiên tòa tranh chấp LĐ có phải như vậy không .

    Trân trọng cám ơn LS !

     
    6163 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #449478   14/03/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ Điều 33 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định như sau:

    “Người sử dụng lao động phải khôi phục quyền và lợi ích của người lao động bị vi phạm do quyết định xử lý kỷ luật lao động hoặc quyết định tạm đình chỉ công việc hoặc quyết định bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động. Trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42 của Bộ luật Lao động”.

    Theo đó, trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42 của Bộ luật lao động 2012.

    Tại Khoanr 1, 2, 3, 4 Điều 42 Bộ luật lao động 2013 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:

    “Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

    3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

    4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động”.

    Như vậy, trong trường hợp này,  công ty phải thanh toán đủ các khoản tiền bồi thường cho bạn như sau:

    + Tổng khoản tiền bạn được nhận trong trường hợp bạn không làm việc ở công ty.

    + Tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

    Nếu trong trường hợp bạn cảm thấy Toà án tuyên xử đối với yêu cầu của bạn là không đúng quy định của pháp luật thì bạn có quyền kháng cáo bản án để được giải quyết theo thủ tục Phúc thẩm

    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
  • #449498   14/03/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    chào các bạn.

    đây là một chủ đề hay mà bạn tuandg đưa ra mà theo tôi nghĩ cần phải thảo luận thêm.

    Thực tình tôi cũng chưa tìm hiểu kỹ và nắm chắc các quy định về nội dung này, song theo như trích dẫn điều 42 của LS:

    1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    Không biết đây có phải là một "kẽ hở" của luật hay không?

    Theo tôi, căn cứ nội dung được gạch chân ở trên, thì chỉ có thời gian không được làm việc mới được trả lương do sa thải trái luật. Còn thời gian bạn có làm việc (dù rằng làm việc ở đơn vị khác) thì sẽ không được bồi thường nữa. Vì vậy tòa án giải quyết như vậy là đúng.

    Bạn nào có ý kiến phản đối thì hãy cho biết ý kiến thảo luận nhé. Bạn nào đồng ý với tôi thì hãy cho cái nhấp. Hay bạn nào tìm được văn bản hướng dẫn cụ thể nội dung này thì công bố để mọi người cùng chốt vấn đề nhé.

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (14/03/2017) tuandg (15/03/2017)
  • #449541   15/03/2017

    tuandg
    tuandg

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2012
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 3 lần


    Trong điều 41 BLLĐ 1994 sửa đổi 2007 và điều 42 BLLĐ 2013 cùng có đoạn và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc

    Xét riêng về câu chữ như trên (lý) mà nói thì TA đã áp dụng đúng, nhưng ở đây tôi cho rằng chúng ta phải đặt trong hoàn cảnh là xét cả trong điều 42 , người lao động bị người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ , vậy thì thời gian không được làm việc ở đây chính là thời gian không được làm việc với người sử dụng lao động đó , là xác định , chứ không phải là bất kỳ với người sử dụng lao động nào khác. Chính vì câu chữ chưa rõ ràng khiến cho luật trở thành hiểu thế nào cũng đúng, mà đó là điều tối kỵ trong luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #449546   15/03/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    chào bạn tuandg.

    Tôi rất đồng ý với bạn là nhiều khi trong luật "câu chữ chưa rõ ràng khiến cho luật trở thành hiểu thế nào cũng đúng".

    Nhưng trường hợp này tôi lại nghĩ khác bạn. Tôi nghĩ luật quy định bồi thường là để bù đắp thiếu hụt thu nhập do không được làm việc vì bị sa thải trái luật. Nếu bạn bị ảnh hưởng do bị sa thải trái luật mà không tìm được việc làm mới, phải nghỉ việc suốt 2 năm 11 tháng đó thì dứt khoát tòa phải tuyên cho bạn được bồi thường tiền lương cho cả 2 năm 11 tháng đó rồi. Nhưng ở đây bạn có việc làm mới, có thu nhập, vậy nên nếu tòa tuyên cho bạn hưởng bồi thường nữa là bạn hưởng 2 lương.

    Chính vì câu chữ chưa rõ ràng làm tôi hiểu khác bạn. Đây cũng chỉ là ý kiến riêng của tôi, nếu tôi làm bạn không hài lòng , xin bạn thông cảm nhé.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    tuandg (17/03/2017)
  • #449777   17/03/2017

    tuandg
    tuandg

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2012
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 3 lần


    quan điểm về bồi thường trong điều 42.

    Ok, chúng ta sẽ nói trên quan điểm luật. Chúng ta cùng đồng ý với nhau rằng sau khi mất việc chúng ta phải tìm công việc mới càng sớm cang tốt để duy trì sự sống, chứ chả ai ở nhà chơi với tâm lý chờ để tòa xét xử vừa đuợc chơi vừa đuợc huởng bồi thuờng. Ok ? Và nếu như thế thì hậu quả pháp lý do sa thải trái luật hoặc đơn phuơng chấm dứt đối với doanh nghiệp là quá nhỏ bé, rất nhỏ bé, họ sẵn sàng làm trái pháp luật vì món tiền bồi thuờng đó đối với họ chỉ là hat cát giữa biển. Bởi vì nguời lao đông ở nhà cũng chỉ một hai tháng chứ có mấy ai ở nhà ăn chơi đến cả năm. Cai thứ hai nữa , là xuyên suốt bộ luật lao động là tinh thần ưu tiên bảo vệ nguời lao động chứ không phải là sự công bằng giữa các bên. Cho nên tôi cho rằng số tiền bồi thuờng cho những ngày ko đc làm việc là ko làm việc đối vơi NSDĐL đã rr quýêt định trái pháp luật ảnh huởng đến quỳen lợi của NLD. Còn việc ăn luơng 2 lần thì có sao đâu, chuyện này bình thuờng mà bạn, pháp luật đâu có cấm. Huởng 2 luơng nghe thì to nhưng thực ra chẳng là gì , doanh nghiệp họ mới to, họ to lắm, họ có kinh tế và trong thời buổi thị truờng này họ có thể làm thay đổi đc quýêt định của tòa án mà bạn. Cho nên ý hiểu của bạn về điều 42 này mình thấy thực sự vô lý.
     
    Báo quản trị |  
  • #450083   21/03/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ nội dung ở trên, thì chỉ có thời gian không được làm việc mới được trả lương do sa thải trái luật. Còn thời gian bạn có làm việc (dù rằng làm việc ở đơn vị khác) thì sẽ không được bồi thường, ngoài ra còn phải căn cứ vào điều luật cụ thể . Vì vậy việc Toà án giải quyết đúng sai cũng chưa thể xác định được chính xác vì có thể chờ vào phán quyết của Toà cấp trên.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    tuandg (29/03/2017)
  • #450579   29/03/2017

    tuandg
    tuandg

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2012
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 3 lần


    như ý của LS thanhtungrcc thì phán quyết này sẽ được gửi đến TA cấp trên ???.theo tôi được biết thì bản án sẽ được gửi đến các đương sự và VKSND cùng cấp, Vậy thì làm sao TA cấp trên có thể biết được ạ !

    nhưng để có được câu trả lời thỏa đáng nhất , có lẽ chỉ hỏi bộ chủ quản là BLĐ TB XH. nhưng tôi không biết làm thế nào để có được câu trả lời từ bộ này.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;