Tự ý bỏ việc có vi phạm Luật BHXH không?

Chủ đề   RSS   
  • #447933 24/02/2017

    anhquan7998

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Tự ý bỏ việc có vi phạm Luật BHXH không?

    CHÀO LUẬT SƯ

    Cho em hỏi một chút vấn đề

    hai vợ chồng em làm cùng 1 công ty cùng đóng BHXH vợ em được hưởng chế độ thai sản lương cơ bản là 2.750.000 tiền bảo hiểm thai sản là 16.500.000. được lĩnh lương ngày 20 duong lịch hàng tháng tức là công ty giữ 20 ngày. vợ em tự ý bỏ việc vậy có vi phạm về luật bảo hiểm xã hội không ạ. công ty viết giấy xuống bộ phận nơi em làm việc là: truy thu tiền bảo hiểm của vợ em trừ vào tiền lương của em là 6.116.000. vậy là em bị mất mấy tháng lương. Luật sư cho em hỏi công ty trừ tiền của em như vậy có đúng không ạ. và vợ em tự ý thôi việc có vi phạm gì về luật lao động ko ạ( không đòi hỏi quyền lợi) và bị mất 20 ngày lương

     
    4240 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447994   25/02/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

    Về chế độ thai sản theo quy định của pháp luật bảo hiểm và trong thời gian mà bạn nghỉ chế độ thai sản vợ bạn sẽ được hưởng  bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc – khoản 2 điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2012 nếu bạn đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trường hợp vợ bạn được hưởng chế độ thai sản do Bảo hiểm xã hội chi trả chứ không khải do doanh nghiệp trả. 
    Trường hợp vợ bạn đã nghỉ hết thời gian thai sản mà tự ý nghỉ việc thì phải thực hiện đúng theo các quy định về trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu bạn nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn mà không báo trước tức là bạn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật. Theo đó, trách nhiệm của vợ bạn sẽ theo điều 43 Bộ luật lao động 2012, cụ thể là:

    “ 1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

    Việc vợ bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng là việc của vợ bạn chứ không liên quan đến công việc bạn đang làm, hai người tuy là vợ chồng nhưng tư cách cá nhân là độc lập và là hai người có quan hệ pháp luật lao động khác nhau. Hơn nữa, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của vợ bạn đúng sai chưa biết nhưng hành vi công ty viết giấy xuống bộ phận nơi bạn làm việc để truy thu tiền bảo hiểm của vợ bạn trừ vào tiền lương của bạn là hoàn toàn trái pháp luật.

    Theo Điều 191 Bộ Luật lao động quy định về Quyền của cán bộ công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động:"Gặp người sử dụng lao động để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những vấn đề lao động và sử dụng lao động". Do đó, người lao động có thể nhờ cán bộ Công đoàn cơ sở gặp người có thẩm quyền ở công ty để thương lượng về vấn đề của bạn nêu trên.

    Trường hợp bạn và những người lao động không đồng ý yêu cầu trừ lương của công ty thì có thể làm đơn yêu cần tới Phòng Lao động - thương binh và xã hội để hòa giải. Nếu vẫn không giải quyết được vấn đề thì bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi mà công ty có trụ sở.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi theo số ĐT:0913586658 để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    anhquan7998 (25/02/2017)
  • #448052   25/02/2017

    anhquan7998
    anhquan7998

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    lao động

    Kính thưa luật sư. Cảm ơn luật sư đã tư vấn cho em thông tin rất hữu ích. Cho em hỏi thêm là hiện tại em chưa bị trừ tiền lương vì chưa đến ngày lĩnh lương hàng tháng. Hiện giờ em mới nhận được giấy thông báo là: Truy thu tiền bảo hiểm của vợ em trừ vào tiền lương của em. Vậy em có thắc mắc ko hay phải đợi đến công ty trừ tiền lương của em rồi em mới thắc mắc. Lương tháng thực lĩnh sắp tới của em không đủ số tiền công ty yêu cầu trừ là 6.116.000. Vậy công ty lại trừ tháng tiếp theo ạ. Như vậy em lấy tiền đâu để trang trải cuộc sống. Vậy có quá bất công với người lao động như em. Mong luật sư tư vấn cho em. Em cảm ơn luật sư
     
    Báo quản trị |  
  • #448078   26/02/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn như tôi đã tư vấn ở trên. Việc đầu tiên là bạn, hoạc bạn có thể cùng công đoàn cơ sở thực hiện hòa giải về vấn đề này. Nếu Công ty vẫn tiếp tục thực hiện như trên thì Bạn có thể gửi đơn khiếu nại lên ban điều hành công ty về hành vi của họ. Nếu họ không giải quyết, bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết lên Phòng Lao động, Thương binh và xã hội thuộc UBND huyện nơi công ty đóng trụ sở để họ xem xét và tiến hành thủ tục hòa giải. Nếu hòa giải không thành, bạn có thể khởi kiện hành vi vi phạm của công ty lên Tòa Án nhân dân huyện nơi công ty đóng trụ sở.

    Nếu bạn có thắc mắc hay có điều gì làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;