Xin chào Luật sư!
Trước tiên, Xin cảm ơn Luật sư đã bớt chút thời gian để em trình bày và cũng mong Luật sư thông cảm vì nội dung em viết quá dài. Em xin trình bày nội dung sự việc như sau:
- Ông ĐTC đi bộ đội từ 1978 - 1982 và là thương binh phục viên hạng 4/4
- Năm 2004, Ông ĐTC xin vào làm bảo vệ cho Sở Tư Pháp tỉnh, trước tiên là được ký Hợp đồng thử việc 3 tháng, sau đó ký hợp đồng lao động là 6 tháng
- Đến 30/9/2005 Sở Tư Pháp tiếp tục ký hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm (từ 1/10/2005 - 1/10/2006) - Có ghi Mức lương chính hoặc tiền công 600.000đ/tháng
- Đến 10/2006 Sở Tư Pháp Tỉnh tiếp tục ký hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm (từ 2/10/2006 - 2/10/2007) - Có ghi Mức lương chính hoặc tiền công 800.000đ/tháng
- Đến 10/2007 Sở tư pháp Tỉnh tiếp tục ký hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm (từ 3/10/2007-3/10/2008) - Lại ghi Mức lương chính hoặc tiền công: Thực hiện mức lương khoán 800.000đ/tháng
- Đến 01/2008 Sở Tư pháp Tỉnh tiếp tục ký hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm (từ ngày 01/01/2008 - 01/01/2009 (Em không hiểu sao lại trùng thời gian so với Hợp đồng trước từ 01/01/2008 - 03/10/2008) - Vẫn ghi Mức lương chính hoặc tiền công: Thực hiện mức lương khoán 1.000.000đ/tháng
- Đến ngày 06/01/2009 Sở Tư pháp Tỉnh tiếp tục ký Hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm (từ ngày 01/01/2009 - 01/01/2010) - Vẫn tiếp tục ghi Mức lương chính hoặc tiền công: Thực hiện mức lương khoán 1.000.000đ/tháng.
Tuy nhiên, đến ngày 05/05/2009 Sở Tư Pháp Tỉnh có gọi lên để phổ biến nội dung: Do Sở Tư Pháp không đủ tài chính để trả lương, vì vậy, Phòng Công chứng số 1 sẽ ký hợp đồng lại với Bố em và trả lương cho bố (Việc này bố em không thắc mắc gì: tại vì Phòng Công chứng số 1 là đơn vị trực thuộc và vẫn nằm trong trụ sở của Sở Tư Pháp, đến hiện nay vẫn vậy - Không thay đổi địa điểm, vị trí làm việc, chỉ thay đổi chủ thể ký Hợp đồng - Theo em được biết về nhân sự vẫn chịu sự điều phối của Sở Tư Pháp). Hợp đồng Lao động được ký kết giữa Phòng công chứng số 1 và Bố em cũng là hợp đồng có thời hạn 1 năm (từ 05/5/2009 - 05/5/2010) - Vẫn tiếp tục ghi Mức lương chính hoặc tiền công: Thực hiện mức lương khoán 1.000.000đ/tháng.
- Đến ngày 05/5/2010 Phòng công chứng số 1 tiếp tục ký hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm - ghi Mức lương chính hoặc tiền công: Thực hiện mức lương khoán 1.200.000đ/tháng.
- Đến ngày 06/5/2011 Phòng công chứng số 1 tiếp tục ký hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm - ghi Mức lương chính hoặc tiền công: Thực hiện mức lương khoán 1.400.000đ/tháng.
- Đến ngày 07/5/2012 Phòng công chứng số 1 tiếp tục ký hợp đồng lao động có thời hạn 06 tháng - ghi Mức lương chính hoặc tiền công: Thực hiện mức lương khoán 1.600.000đ/tháng.
- Đến ngày 08/11/2012 Phòng công chứng số 1 tiếp tục ký hợp đồng lao động có thời hạn 11 tháng - ghi Mức lương chính hoặc tiền công: Thực hiện mức lương khoán 1.600.000đ/tháng.
- Đến ngày 08/10/2013 Phòng công chứng số 1 tiếp tục ký hợp đồng lao động có thời hạn 04 tháng - ghi Mức lương chính hoặc tiền công: Thực hiện mức lương khoán 1.600.000đ/tháng.
- Đến ngày 08/02/2014 Phòng công chứng số 1 tiếp tục ký hợp đồng lao động có thời hạn 06 tháng - ghi Mức lương chính hoặc tiền công: Thực hiện mức lương khoán 1.600.000đ/tháng.
- Đến ngày 01/9/2014 Phòng công chứng số 1 tiếp tục ký hợp đồng lao động có thời hạn 06 tháng - ghi Mức lương chính hoặc tiền công: Thực hiện mức lương khoán 1.600.000đ/tháng.
- Đến ngày 02/3/2015 Phòng công chứng số 1 tiếp tục ký hợp đồng lao động có thời hạn 06 tháng - ghi Mức lương chính hoặc tiền công: Thực hiện mức lương khoán 1.600.000đ/tháng.
- Đến ngày 10/9/2015 Phòng Công chứng số 1 có ra thông báo V/v. Không tiếp tục ký kết hợp đồng lao động với bố em do Trưởng Phòng Công chứng ký và phát hành với nội dung như sau:
- Căn cứ nhu cầu sử dụng lao động của Phòng công chứng số 1, Nay phòng công chứng số 1 thông báo, phòng công chứng không tiếp tục ký kết hợp đồng lao động với ông ĐTC kể từ ngày 18/9/2015, vì lý do đang thuê trụ sở làm việc tại Nhà khách Công đoàn tỉnh ĐakLak, nhà khách đã có bảo vệ chung nên Phòng công chứng không cần bảo vệ riêng. Vậy yêu cầu ông ĐTC bàn giao các tài sản hiện đang quản lý, sử dụng của cơ quan, đơn vị cho cơ quan, đơn vị trước ngày 18/9/2015.
Về chế độ: Phòng công chứng sẽ thanh toán tiền công lao động cho ông đến hết tháng 9/2015.
Đến ngày 18/9/2015 Ông ĐTC có lên bàn giao, và Phòng Công chứng đã trả lương tháng 9, Khi hỏi còn chế độ gì không thì Chánh văn phòng chỉ trả lời là không còn gì.
Tổng thời gian Ông ĐTC phục vụ tại Sở Tư Pháp là 12 năm, Tổng số Hợp đồng được ký 17 Hợp đồng. Trong suốt thời gian thực hiện công việc, Ông ĐTC không vi phạm gì để bị kỷ luật, không xảy ra mất mát gì về tài sản ở cơ quan.
Em có tìm hiểu về luật lao động xin phân tích một số nội dung sau:
- Theo khoản 2 điều 27 Bộ luật lao động ngày 23/6/1994: Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ một năm trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác => Công việc giao khoán là thường xuyên ổn định và không xác định thời hạn thì nó thuộc loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo Điểm a, Khoản 1, Điều 27 Bộ luật lao động.
- Theo điều 22 Bộ luật lao động (Luật số: 10/2012/QH13):
+ Khỏan 2: Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn => mặc nhiên đến lần thứ 3 Hợp đồng đã là hợp đồng lao động không xác định thời hạn
+ Khoản 3: Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác. => Phòng Công chứng ký liên tiếp 4 hợp đồng 6 tháng từ 2014 đến 2015 là sai luật lao động.
- Khoản 1 điều 36 Bộ luật lao động . Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động => Trong trường hợp này Hợp đồng hết hiệu lực ngày 31/8/2015 tuy nhiên đến ngày 10/9/2015 Phòng công chứng mới ra thông báo V/v. Không tiếp tục ký kết hợp đồng lao động là sai theo luật lao động
- Đối với việc Không nộp bảo hiểm cho người lao động. Theo em biết, đối với hợp đồng theo mùa vụ nếu thời hạn từ 3 tháng thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (Trước đây, bố em là Thương Binh đã có bảo hiểm y tế, khi thỏa thuận không cần đóng bảo hiểm y tế, nhưng việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là phải bắt buộc đói với người sử dụng lao động)
Với những nội dung em phân tích ở trên, thì Hợp đồng nêu trên mặc nhiên trở thành Hợp đồng không xác định thời hạn. Việc không tiếp tục ký Hợp đồng thì Người SDLĐ sẽ phải bồi thường: trợ cấp thôi việc và đền bù mất việc
Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Điều 49. Đền bù khi mất việc
Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.
Thưa Luật sư:
- Sau khi tim hiểu được một số nội dung nêu trên, ngày 30/9/2015 em có làm đơn khiếu nại về thông báo không tiếp tục ký hợp đồng của Phòng công chứng là không hợp lý. Đề nghị Phòng công chứng sắp xếp công việc mới phù hợp với sức khỏe và năng lực của Ông ĐTC (theo điều 42 của Bộ luật lao động 2012) đồng thời đề nghị Sở Tư pháp và Phòng công chứng kê khai và nộp BHXH, BHTN từ năm 2005 đến nay theo đúng quy định của Pháp luật. Đơn khiếu nại được gửi đến Phòng Công chứng số 1, Sở Tư Pháp Tỉnh, Phòng lao động thương binh xã hội và Sở Lao động - Thương Binh và xã hội tỉnh. có một số phản ứng như sau:
- Sở Lao động thương binh và xã hội trả lời: Đây không thuộc quyền xử lý vì vậy, hướng dẫn Ông ĐTC làm đơn gửi lên Tòa án để Tòa án xử lý (chưa hướng dẫn nội dung đơn)
- Đối với Sở Tư Pháp: không có động thái trả lời
- Đối với Phòng công chứng: Họ có thông báo thụ lý đơn khiếu nại
+ Lần 1: họ gọi lên để thỏa thuận: Hỗ trợ 5 triệu đồng yêu cầu rút đơn khiếu nại. Tất nhiên, Bố em không đồng ý.
+ Lần 2: họ gọi lên để thỏa thuận: Chỉ chịu trách nhiệm từ năm 2009, do trước đó khi không ký hợp đồng với Sở Tư Pháp bố em không có khiếu nại hay ý kiến gì (Cái này không hợp lý: đến hiện nay, Phòng công chứng số 1 vẫn là đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp không có bất cứ 1 công văn hay quyết định về việc phân tách này và Phòng công chứng số 1 này vẫn làm việc trong trụ sở của Sở Tư Pháp cho đến khi Sở Tư pháp thực hiện công tác sửa chữa văn phòng thì Sở Tư Pháp và Phòng công chứng thuê 02 địa điểm khác nhau). Bên Phòng công chứng chỉ chịu trách nhiệm nộp bảo hiểm cho ông ĐTC từ 2009 đến nay và sẽ hỗ trợ thêm 5 triệu đồng và yêu cầu Bố em rút đơn. Lúc này, Bố em cũng không đồng ý.
+ Lần 3: Sau khi thỏa thuận không được (có cho nhân viên đến nhà để thuyết phục). ngày 12/11/2015 Phòng Công chứng số 1 có ra Quyết định V/v. Giải quyết khiếu nại của Ông ĐTC với các trả lời như sau:
* Tiền công: Tại khoản 1, 2 điều 3 của Hợp đồng lao động quy định rõ "tiền công cụ thể là tiền công khoán và "Ông ĐTC chỉ được hưởng tiền công nêu tại điều 3 mà không được hưởng các khoản tiền, các chế độ nào khác" (Các hợp đồng từ ngày 05/5/2010 đến nay phòng công chứng chỉ yêu cầu mình ký Hợp đồng và không trả lại, mình cũng không đòi lại, Tuy nhiên mình còn giữ hợp đồng ký ngày 05/5/2009 giữa Phòng công chứng số 1 và ông ĐTC, nội dung hợp đồng không nêu về vấn đề, các chế độ liên quan). Bên phòng công chứng đưa ra: Áp dụng theo điều 26 của Bộ luật lao động năm 1994: "Hợp động lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động". Và có lý do là khi ký HĐ lần đầu với ông ĐTC thì ông đã 45 tuổi (sinh 1960 - năm 2004) theo khoản 1 điều 50 của Luật BHXH năm 2006 quy định: Người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm trở lên được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Vi vậy, Ông ĐTC thấy không đáp ứng được điều kiện nêu trên nên ông thỏa thuận với STP thực hiện theo mức khoán tiền công (Điều này vô lý: #F9F9F9">Điều 139 Khoản 4, khoản 5 Luật BHXH 2006 quy định: Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội = Điều này có nghĩa là 4 năm Ông ĐTC tham gia bộ đội được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội (4 năm) cộng thêm 16 năm kể từ lúc Ông ĐTC được ký Hợp đồng Lao Động với Sở Tư pháp làm phép tính cộng đơn giản cũng được 20 năm - Nói thật Ông ĐTC cũng có học hành gì nhiều, làm sao nghiên cứu sâu được mấy vấn đề này mà thỏa với thuận? may chăng thì có mỗi bảo hiểm y tế do ông đã có rồi.
* Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động: Tại điều 5 HĐLĐ có quy định rõ "Hết thời hạn hợp đồng nếu người lao động hoàn thành tốt các công việc đã ghi trong hợp đồng và người sử dụng lao đọng có nhu cầu thì tiếp tục ký Hợp đồng lao động, nếu người lao động không hoàn thành tốt các công việc đã ghi trong Hợp đồng thì người sử dụng có quyền từ chối không ký hợp đồng lao động tiếp theo" (Theo hợp đồng 2009 có nêu: Người SDLĐ có Quyền hạn: Chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của Pháp luật và nội quy, quy chế của cơ quan). Ở trường hợp này, người lao động không vi phạm gì, không chịu một hình thức ký luật nào từ Phòng công chứng.
* Về lý do không tiếp tục ký kết hợp đồng lao động của Phòng công chứng: thời hạn hợp đồng lao động giữa phòng công chứng số 1 với ông ĐTC đã hết hạn và Phòng công chứng không có nhu cầu tiếp tục ký hợp đồng lao động với ông ĐTC = Theo một số phân tích ở trên, đây đã mặc nhiên thành hợp đồng không thời hạn, khi người SD lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng, thì người SDLĐ phải bồi thường theo điều số 48 và điều 49 theo luật lao động.
Sau đó, Phòng Công chứng đưa ra kết luận:
- Từ 2005 đến /5/2009 ông ĐTC ký HĐLĐ với Sở Tư pháp tỉnh, vì vậy thời gian này thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh (đã nộp đơn Khiếu nại, nhưng Sở Tư pháp vẫn không có động thái trả lời) không thuộc thẩm quyền của phòng công chứng.
-Trong tất cả các hợp đồng lao động các bên đều thỏa thuận rõ là ngoài việc trả tiền công theo hình thức khoán công thì ông ĐTC không được hưởng chế độ nào khác theo đúng thỏa thuận và quy định về giao kết hợp đồng tại điều 26 Bộ luật lao động 1994 và điều 15 của Bộ luật lao động hơn nữa qua tất cả các lần ký hợp đồng lao động ông ĐTC cũng không có ý kiến hoặc yêu cầu phòng công chứng số 1 xem xét, giải quyết thêm chế độ gì cho ông. Do đó, các chế độ về bảo hiểm ông phải trích từ số tiền công khoán để nộp, Phòng công chứng số 1 không có trách nhiệm thực hiện kê khai và đóng các chế độ bảo hiểm cho ông.
-Theo quy định tại khoản 1 điều 36 bộ luật lao động trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng lao động mà hai bên ký kết, nhu cầu công việc, phòng công chứng số 1 không tiếp tục ký kết hợp đồng lao động với ông ĐTC là có căn cứ và phòng công chứng số 1 không có trách nhiệm phải sắp xếp công việc cho ông
Từ những nhận định và căn cứ trên. Quyết định
Điều 1: không chấp nhận nội dung đơn khiếu nại, giữ nguyên nội dung thông báo V/v không tiếp tục ký hợp đồng với ông ĐTC
Điều 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại ông ĐTC có quyền khiếu nại đến Sở tư pháp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Pháp luật về tố tụng hành chính.
Điều 3: Ông ĐTC, Phòng công chứng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và có hiệu lực theo quy định của Pháp luật
Thưa luật sư: Em xin tổng kết một số ý kiến chủ quan của em:
1. Ngay từ lần thứ 3 khi ký kết Hợp đồng đã là hợp đồng sai cơ bản về luật lao động. Đối với Sở Tư Pháp là đơn vị triển khai và thi hành luật của Nhà nước mà họ có thể lấp liếm, bao che, không chịu thừa nhận đối với lỗi sai của mình trong cách ký kết hợp đồng: Cần phải phân biệt rõ, Hợp đồng khoán và hợp đồng lao động (công việc mang tính chất thường xuyên, ổn định không xác định thời gian hoàn thành - Công việc bảo vệ cơ quan có phải là đối tượng của Hợp đồng khoán việc hay không?) Ngay cả trong trường hợp là Hợp đông khoán khi có thời hạn từ 3 tháng trở lên người SDLĐ phải bắt buộc đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động (dù người lao động có muốn hay không)
2. Đến nay, Phòng công chứng ra quyết định với các nội dung nêu trên, họ đã không chịu thừa nhận và cố tình vi phạm luật lao động, hiện tại họ đang vin vào Hợp đồng LĐ là sự thỏa thuận giữa hai bên “nhưng” cái họ cần phải hiểu là thỏa thuận phải trong khuôn khổ, quy định của hiến pháp và pháp luật, ví dụ: anh tự do, anh có thể làm tất cả, nhưng phải trong khuôn khổ, quy định của luật pháp.
3. Việc Phòng Công chứng số 1 vẫn trực thuộc Sở Tư pháp tính là điều không thể chối cãi do không có quyết định nào về việc tách phòng công chứng số 1 ra khỏi sở, hiện trên trang web sở Tư pháp tỉnh thì phòng công chứng số 1 vẫn là đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp. Khi đó, Việc điều động nhân sự từ Sở Tư pháp qua phòng công chứng là thuộc quyền của Sở Tư pháp
4 Theo luật khiếu nại, tố cáo qui định trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì phải nêu rõ lý do. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Tuy nhiên, đến nay Sở Tư pháp không có văn bản trả lời, hay thông báo về việc thụ lý đơn khiếu nại - Đơn khiếu nại được gửi ngày 30/9/2015
Thiết nghĩ, Sở Tư pháp là đơn vị triển khai và thi hành pháp luật, một cơ quan được trao quyền khi phát hiện sai sót, vi phạm có quyền đưa ra pháp luật xét xử mà chính bản thân lại vi phạm nghiêm trọng đến bộ luật lao động, hơn nữa lại cố tình lún sâu hơn về việc sai phạm đó, đấy là tôi cũng được học hành, cũng biết chút nghiên cứu, tìm tòi phân tích để có được một chút ý kiến chủ quan, còn đối với những người khác có lẽ họ cũng chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt, kẻ khổ thì vẫn khổ, kẻ cười trên nỗi đau người khác thì vẫn cười vẫn ung dung không chịu nhận sai??
Thưa Luật sư, Xin cho tôi một lời khuyên hoặc một hướng giải quyết, một cách để đòi lại quyền lợi. Ông ĐTC là Bố tôi, Thực sự đời ông được học ít, nhưng bù lại ông đã cho tôi ăn học nên người, khi gặp trường hợp này, chẳng lẽ tôi nhìn ông hậm hực (con người mà, làm việc 12 năm trời chỉ nhận được câu không ký hợp đồng nữa, không còn chế độ gì khác?) it ra cũng có một chút quyết tâm đòi lại công bằng cho Ông, tuy nhiên trình độ không chuyên sâu chỉ nghiên cứu đến mức hạn hẹp của pháp luật. Cũng mong được lời khuyên và sự hỗ trợ của Luật sư
Rất mong nhận được câu trả lời sớm từ Luật sư
Xin chân thành cảm ơn