Tư vấn quyền nuôi con không có giấy kết hôn

Chủ đề   RSS   
  • #400773 28/09/2015

    trangkem

    Sơ sinh

    Ninh Thuận, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2015
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Tư vấn quyền nuôi con không có giấy kết hôn

    chào luật sư LS.Nguyễn Nhật Tuấn

    Cho em hỏi.Chồng e ở NhaTrang,em ở Ninh Thuận.Trước khi 2vợ chồng em đến với nhau em đã có 1 đứa con riêng,sau này chung sống em có thêm 1 cháu giờ được 29 tháng tuổi.Do hoàng cảnh không hợp nhau nữa nên chia tay,Một hôm anh ấy lên trường đón cháu và nói dẫn cháu đi chơi tối chở về nhưng từ lúc đó anh ấy dẫn cháu đi về quê anh ấy.khi đi còn về nhà em lấy theo giấy khai sinh của cháu,khai sinh cháu mang họ mẹ.Em đã nhiều lần nói dẫn con về lại cho em nhưng anh ấy dành quyền nuôi con.Giờ em muốn dành lại quyền nuôi con em có thể viết đơn Tố Cáo hay đơn Trình Báo,gửi công an phường hay gửi lên toà án?chúng em không có giấy kết hôn.Em có thể báo là anh ấy bắt cóc con em không?

    Mong anh hồi âm sớm.cảm ơn

     
    8532 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trangkem vì bài viết hữu ích
    baothanhtu (30/10/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #400805   29/09/2015

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào em,

    Luật sư tư vấn cho em như sau:

    1/ Xét về quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng: Tuy là chồng là vợ, có con chung nhưng hai em chưa đăng ký kết hôn nên chưa được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp nên nếu không hợp nhau thì có thể chia tay và đường ai nấy đi không có gì ràng buộc nhau. 

    2/ Xét về quan hệ con cái: Cả hai có một con chung mới 29 tháng tuổi, có đăng ký khai sinh và mang họ mẹ cho thấy vợ chồng em chưa đăng ký kết hôn và chắc rằng trong khai sinh cháu bé tên người cha còn để trống. Vì thế, theo giấy khai sinh em là mẹ hợp pháp và pháp luật chưa ghi nhận anh ta là cha cháu bé nên anh ta căn cứ vào cơ sở nào mà dành quyền nuôi cháu bé nếu em không đồng ý?

    Vì thế, em hãy yêu cầu anh ta giao con cho em nuôi vì không ai có thể thay thế mẹ cháu bé. Hơn nữa, việc anh ta lừa nói đón con rồi dẫn con đi khi chưa có sự đồng ý của em là vi phạm pháp luật. Em hãy nói với anh ta rằng con cái là của chung nhưng vì cháu bé còn nhỏ và em hiện là mẹ hợp pháp và pháp luật chưa giải quyết cho anh ta nuôi con nên anh ta phải mang con trả cho em nuôi vì quyền lợi mọi mặt của con. Nếu việc nói tình lý của em không làm lay động trái tim người cha của con em thì em phải làm đơn gời đến chính quyền địa phương, công an và đoàn thể nơi anh ta đang ở và nuôi cháu bé để đề nghị các cơ quan này phối hợp để giải quyết yêu cầu anh ta giao con. Trong trường hợp bế tắc em có thể nộp đơn khởi kiện ra tòa án nơi anh ta đang cư trú và nuôi con để yêu cầu tòa giải quyết cho em nuôi con.

    Lưu ý với em rằng cho dù anh ta chưa là cha cháu bé về mặt pháp lý nhưng anh ta vẫn là cha thực tế của con em nên việc anh ta tự ý dẫn con đi và đưa về quê nuôi khi chưa có sự đồng ý của em là tranh chấp về việc nuôi con chứ không phải là tội bắt cóc trẻ con em nhé.

    Thân mến

     

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    trangkem (07/10/2015)
  • #401678   07/10/2015

    trangkem
    trangkem

    Sơ sinh

    Ninh Thuận, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2015
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Em cảm ơn anh.giờ em đã đòi được con nhưng chồng em bắt em ghi giấy thoả thuận'''con đủ 3 tuổi ra toà dành quyền nuôi con''.Ban ngày thì em cho con đi học,chiều 5giờ em đón về ngoại,rồi em đi bán trái cây 9 giờ em về,có bữa em không đi bán vì có mấy ngừoi làm đi bán.Thu nhập 1 tháng em cũng trên 9triệu đồng.Chồng em thì 5triệu đồng tháng.Hiện em đang nuôi 1đứa con lớn gần 6 tuổi nữa.Em sống với ông bà,bà nội như vậy em có được quyền nuôi con không?Nếu em muốn dành quyền nuôi con phải làm thế nào?xin luật sư tư vấn giùm em.

     
    Báo quản trị |  
  • #401828   07/10/2015

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào em.

    Luật sư trả lời chung cho câu hỏi của em thế này nhé:

    Về nguyên tắc nếu việc ai dành quyền nuôi con mà hai bên không tự thỏa thuận được thì tòa sẽ giải quyết. Con chưa đủ 3 tuổi thì phải giao cho mẹ nuôi. Con từ đủ 9 tuổi thì phải hỏii ý kiến của con muốn sống với ai. Việc tòa quyết định giao con cho ai nuôi là căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của đứa trẻ. Theo đó, nếu eo có điều kiện nuôi con hơn chồng em (có thu nhập, có nhà cửa, có điều kiện về tài chính để nuôi con, thực tế đã nuôi con từ nhỏ đến nay, có điều kiện và khả năng để chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng con hơn bê kia và có ey6u cầu được nuôi con thì tòa sẽ giao con để nuôi, bên không trực tiếp nuôi dưỡng phải chu cấp nuôi con. Theo đó, xét về điều kiện thì em trội hơn chồng em nên có nhiều ưu thế dành quyền nuôi con.

    Thân mến

     

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    trangkem (07/10/2015)
  • #403583   22/10/2015

    cula308
    cula308

    Male
    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2013
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    [quote=NguyenNhatTuan]

    Chào em.

    Luật sư trả lời chung cho câu hỏi của em thế này nhé:

    Về nguyên tắc nếu việc ai dành quyền nuôi con mà hai bên không tự thỏa thuận được thì tòa sẽ giải quyết. Con chưa đủ 3 tuổi thì phải giao cho mẹ nuôi. Con từ đủ 9 tuổi thì phải hỏii ý kiến của con muốn sống với ai. Việc tòa quyết định giao con cho ai nuôi là căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của đứa trẻ. Theo đó, nếu eo có điều kiện nuôi con hơn chồng em (có thu nhập, có nhà cửa, có điều kiện về tài chính để nuôi con, thực tế đã nuôi con từ nhỏ đến nay, có điều kiện và khả năng để chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng con hơn bê kia và có ey6u cầu được nuôi con thì tòa sẽ giao con để nuôi, bên không trực tiếp nuôi dưỡng phải chu cấp nuôi con. Theo đó, xét về điều kiện thì em trội hơn chồng em nên có nhiều ưu thế dành quyền nuôi con.

    - từ đủ 7 tuổi thôi chứ luật sự

    Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

    4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

    5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

    a) Người thân thích;

    b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

    c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

    d) Hội liên hiệp phụ nữ.

     
    Báo quản trị |  
  • #401837   07/10/2015

    trangkem
    trangkem

    Sơ sinh

    Ninh Thuận, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2015
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    nếu như vậy em có nên nhờ sự can thiệp của luật sư bên em không anh?em cảm ơn luật sư

     

     
    Báo quản trị |  
  • #401985   08/10/2015

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Việc bạn có nhờ luật sư trợ giúp hay không tùy vào nhu cầu và khả năng cũa bạn.

    Thân chào

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #402216   11/10/2015

    trangkem
    trangkem

    Sơ sinh

    Ninh Thuận, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2015
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    một lần mời  luật sư là khoảng bao nhiêu tiền hả anh?

     
    Báo quản trị |  
  • #402482   13/10/2015

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào em

    Việc em có nhu cầu nhờ văn phòng luật sư nào nthì phải đến văn phòng luật trao đổi cụ thể để luật sư xem xét hồ sơ và thỏa thuận chi phí chứ không thể trả lời qua mạng được  nhé em.

    Thân mến

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #404570   30/10/2015

    baothanhtu
    baothanhtu

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn!

    1. Vì bạn đã đón được con về nên không đặt vấn đề giành quyền nuôi con trong thời điểm hiện tại.

    2. Về vấn đề thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn.

    - Vì bạn và bố em bé chưa đăng ký kết hôn, Giấy khai sinh cũng chưa có tên bố đẻ nên việc anh ta xin thay đổi quyền nuôi con sẽ khó khăn hơn bạn vì anh ta phải chứng minh là cha đứa trẻ (nếu bạn không thừa nhận).

    - Bố của con bạn có Quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con. Tuy nhiên anh ta phải chứng minh mình có điều kiện nuôi con tốt hơn trước Tòa án (Vấn đề chứng minh bao gồm thu nhập, điều kiện sinh hoạt, chăm sóc, giáo dục....)

    Theo như bạn trình bày là thu nhập của bạn tốt hơn, lại là người mẹ nên khi con còn nhỏ việc bạn có quyền nuôi con vẫn lớn hơn.

    - Khi con lớn (Trên 7 tuổi, theo Luật HNGĐ 2014) thì việc con ở với ai thì phải hỏi ý kiến con chung. Nếu bạn chăm sóc, yêu thương con chung thì không quá lo lắng đâu bạn nhé.

    Cảm ơn bạn.

    Mr: Thanh Toàn

    ĐT: 0914577326

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh.

ĐT liên hệ: 0913.623.699 - Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

Website: www.luatsuphuvinh.com