Ly hôn trong tuyệt vọng,xin tư vấn giúp tôi

Chủ đề   RSS   
  • #395576 07/08/2015

    triste_fille

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ly hôn trong tuyệt vọng,xin tư vấn giúp tôi

    Thật là bất hạnh khi phải viết lên những dòng chữ này.Tôi lấy chồng khi bố mẹ  và anh em ngăn cấm.1 năm sau ,Khi tôi mang thai cháu đầu được 7 tháng thì đã bị chồng đánh sưng hết mặt mũi,đi làm ai hỏi cũng phải nói dối là bị ngã.Gần  sinh thì chồng tôi đòi xây nhà.Lúc đó chúng tôi có tiết kiệm được 40 triệu và nhờ bố mẹ đẻ tôi mang sổ đỏ đi vay ngân hàng(bố mẹ chồng tôi mất sớm)khoảng 200 triệu.Khi xây xong vợ chồng tôi ko ở mà cho thuê để lấy tiền và trả nợ cho ngân hàng.Vợ chồng tôi don về nhà bố mẹ đẻ tôi ở,nhờ mẹ tôi trông cháu hộ cho tôi đi làm.Chúng tôi ở nhà bố mẹ được 6 năm sau khi sinh xong cháu thứ hai,chúng tôi don về nhà mình ở.Bắt đầu cuộc sôgs tự lập và tôi ở nhà chăm cháu bé, đưa đón cháu lớn vào lớp một được gần hai năm thì tôi đi làm trở lại.Chồng tôi đi công tác liên miên nên phải nhờ bố đẻ tôi ra sống cùng.Lúc đó chúng tôi mua trả góp một chiếc xe Innova 8 chố để cho thuê.Hầng tháng lấy tiền thuê nhà và tiền thuê xe để trả laĩ ngân hàng.Mọi chuyện bát đầu xảy ra với những chuỗi ngày đau khổ dằn vặt lương tâm tôi đến giờ vẫn ko thể quên.Chồng tôi dấu tôi mang  700 triệu cho họ hàng nhà chồng vay với hứa hẹn  trả lãi xuất cao.Họ bị vỡ nợ đến nay chưa trả.Tôi đau khổ vô cùng khi biết chuyện đã chạy vậy khắp nơi để đòi nợ.Nhưng ko thể đòi nổi,chúng tôi đánh nhau lliên tục khiến cho các con tôi phải gãnh chịu hậu quả một đứa khâu 6 mũi ở mồm,1 đứa khâu 7 mũi ở trán cũng chỉ vì chạy vào bênh mẹ. Đau khổ quá,tôi chỉ biết khóc,chồng đuổi ra khỏi nhà may mà tôi bám được vào cánh của sắt không thị cũng bị ném bay xuống tầng 1.Tôi quyết định ly hôn,nhưng bố mẹ tôi thương các cháu còn nhỏ ko có bố khuyên can tôi chịu đựng .Tôi nhẫn nhịn và chịu đựng làm lại lần nữa.Năm 2014 vợ chồng tôi bán xe ô tô và vay thêm 500trieu để mua chung cư gần nhà mẹ tôi ở.Tưởng thay đỏi bản tính nào ngờ chồng tôi lại bồ bịch với cô bạn học cấp 3 và tôi phát hiênj ra thì xóa hết bằng chứng.Tôi thì nghề nghiệp thất thường,nhưng chưa bao giờ chồng đưa cho tôi một đồng lương để nuôi con.Từ bé đén lớn chưa biêt mua một hộp sữa hay một bộ quần áo thứ đò chợi nào cho các con.

    Đến bây giờ thì tôi quá mệt mỏi,nên quyết định sống cho bản thân.Tôi có làm đơn ly hôn và chồng đã ký.Vậy tôi xin được tư vấn về trường hợp của tôi:

    Sau khi Ly hôn tôi se nhận nuôi cả hai cháu(vì chồng tôi hôm nào cũng về rât muôn 10-11h đêm ,chủ nhật thì đi  cả ngày đêm khuya mới về không đảm bảo được việc chăm sóc hai cháu)

    Về phía tài sản:

    Căn nhà cũ 3,5 tầng đứng tên sổ đỏ tên chồng tôi cấp năm 2006

    Căn hộ chung cư đứng tên hai vợ chồng cấp năm 2015

    Tôi muốn hỏi sau khi ly hôn tôi có được chia tài sản theo pháp luật không? Vì chồng tôi bảo nhà cũ là tài sản riêng của chông tôi,còn nhà mới cô thử hỏi lương cô được bao nhiêu mà đòi mua nhà

    Tôi biết tôi không đấu lại được với ngừoi chồng tham lam và đầy mưu mô xảo quyệt ấy.Nhưng tôi muốn hỏi pháp luật có đứng về phía những người phụ nữ như chúng tôi không.

    Đúng mảnh đất đấy là tài sản riêng của chồng tôi,nhưng bố mẹ tôi và tôi đã góp phần xây dựng  lên nó.Bố tôi đã  bỏ bao nhiêu mồ hôi và công sức thức đêm nhận gạch giám sát nhân công,thậm chí cũng phải bỏ tiền lặt vặt để biếu côg an phường.Mẹ tôi thức đêm bế cháu để cho con gái con rể ngủ lấy sức đi làm.Vậy mà chỉ để nghe một câu nói: tôi vay nhà cô tôi trả hết ko thiếu một xu,còn tiền công của bố mẹ cô cô đòi bao nhiêu tôi trả.

    Khốn nạn quá,có bố mẹ nào tính công nuôi con chăm cháu đâu cơ chứ.Tôi hận.

    Còn cái nhà chung cư lương cô được bao nhiêu mÀ đòi chia nhà.

    Thưa các luật sư,tôi chỉ hỏi nuôi một đứa trẻ bây giờ một tháng hết bao nhiêu? câu trả lời của nhà giàu thì vô đối,nhưng với người làm mẹ như chúng tôi ai cũng mong mọi điều tốt nhất với con mình.Vậy tôi nuôi con 9 năm trời một mình,ko một đồng chu cấp của chồng.Vậy tiền lương của tôi là bao nhiêu,có đủ mua một cái nhà cấp 4 không ạ?

    Vậy đấy.Tôi cũng chẳng hy vọng gì và sẽ chấp nhận hết.Nhưng xin các luật sư tài giỏi có đức hẫy vào tư vấn trong trường hợp bế tác của tôi.Để tôi cảm thấy mình ko gắp bất công trong cuộc đời này để cho tôi tìm thấy niềm tin và cuộc sống .Tôi xin chân thành cám ơn

     
    4750 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #395648   08/08/2015

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Khi ly hôn thì có các vấn đề phát sinh cần giải quyết là việc nuôi con, chăm sóc con sau ly hôn và vấn đề chia tài sản chung vợ chồng.

    - Đối với việc chăm sóc con sau ly hôn thì do vợ chồng tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ mà hai bên xuất trình để giao con cho một bên nuôi dưỡng để đảm bảo cho con được phát triển tốt nhất về thể chất, tinh thần và điều kiện học tập; Nếu con từ 7 tuổi trở lên thì cần hỏi ý kiến của con trước khi tòa án quyết định; Con dưới 36 tháng tuổi thì do mẹ chăm sóc, trừ trường hợp người mẹ không thể chăm sóc được một cách bình thường. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị và cung cấp các chứng cứ để chứng minh khả năng, điều kiện nuôi dạy, chăm sóc con của bạn tốt hơn chồng bạn làm căn cứ để tòa án giải quyết (trong trường hợp có tranh chấp về quyền nuôi con.).

    - Đối với tài sản: Việc chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn cũng do hai vợ chồng thỏa thuận. Nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được và có yêu cầu thì tòa án sẽ thụ lý giải quyết theo nguyên tắc: Tài sản chung sẽ chia đôi nhưng có căn cứ vào nguồn gốc, công sức đóng góp trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của phụ nữ, trẻ em. Tài sản chung là tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được tặng cho chung, thừa kế chung; Tài sản hình thành từ tài sản chung; Tài sản được nhập vào từ tài sản riêng... Theo thông tin bạn nêu thì thửa đất của chồng bạn có trước hôn nhân nhưng ngôi nhà được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, do hai vợ chồng đóng góp, xây dựng thì giá trị ngôi nhà là phần tài sản chung. Nhà chung cư là tài sản chung. Việc nội trợ của phụ nữ cũng là công sức đóng góp cho gia trình để hình thành các khổi tài sản chung.

    2. Bạn tham khảo các quy định sau đây của luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

    "

    Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

    2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

    3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

    Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

    1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

     

    2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

    Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

    1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

    Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

    2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

    a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

    b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

    3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

    4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

    Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

    5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

     

    6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

    Điều 62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn

    1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

    2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

    a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

    Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

    b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;

    c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;

    d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

     

    3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này.

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

    2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

    Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

    2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

     

    "

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #395813   10/08/2015

    Vấn đề của chị, tôi thấy chị nên đến trực tiếp một Văn phòng luật sư để được chia sẻ và tư vấn cụ thể. Mức phí cũng không cao đâu. Trên diễn dàn thì việc diễn dãi có thể không làm chị nguôi ngoai được. Theo quy định của pháp luật thì chị sẽ được bảo vệ trong vấn đề nuôi con và chia tài sản.

    Chúc chị sớm giải quyết được vấn đề của mình.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư ĐẶNG VĂN CƯỜNG, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà VP số 65B phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, Đống Đa, thành phố Hà Nội

Mobile: 0977.999.896 - 046.2929.386. Fax: 0437.327.407

Gmail: :LuatSuChinhPhap@gmail.com. Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn