Hỏi về tách nhập vụ việc dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #394214 29/07/2015

    dinhthaokl

    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:24/09/2012
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 675
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Hỏi về tách nhập vụ việc dân sự

    Ngày 14/12/2012 TAND huyên K đã thụ lý giải quyết việc tranh chấp hợp đồng chơi huê giữa nguyên đơn A và bị đơn C, D. Sau khi thu lý vụ án nguyên đơn có đơn tim kiếm người vắng mặt tại nơi cư trúđối vowsu bị đơn D. Toà án nhân dân huyên K đã tiến hành thông báo tìm kiếm vắng mặt  trên 03 số báo công lý. Hỏi Toà án nhân dân huyện K giải quyết như vậy đúng hay sai. Khi không tách việc thông báo tim kiếm người vắng mặt tại nơi cứ trú theo quy định tại chương XX và chương XXII. hỏi Toà án có phải tách vụ, việc dân sự trên không?

     
    15237 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #395288   05/08/2015

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Câu hỏi của bạn Luật sư Đào Thị Liên – Công ty Luật Tiền Phong tư vấn cho bạn như sau:

    1. Quy định về nhập, tách vụ án

    Điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về việc nhập, tách vụ án như sau:

    “1. Toà án có thể nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Toà án đó đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết nếu việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật.

    2. Toà án có thể tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án nếu việc tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảo đảm đúng pháp luật.

    3. Khi nhập hoặc tách vụ án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Toà án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.”

    Về mặt lý luận và thực tiễn, việc tách vụ án chỉ thực hiện trong trường hợp vụ án có nhiều quan hệ pháp luật có thể giải quyết một cách độc lập mà không ảnh hưởng tới việc giải quyết các quan hệ pháp luật khác. Việc tách vụ án phải đảm bảo việc giải quyết nhanh chóng và đúng pháp luật các yêu cầu của đương sự.

    Tương tự như vậy, việc nhập vụ án chỉ thực hiện trong trường hợp có nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau cần phải giải quyết và việc nhập các quan hệ pháp luật để giải quyết trong cùng một vụ án vẫn đảm bảo đúng pháp luật và không ảnh hưởng tới kết quả giải quyết các quan hệ pháp luật đó.

    Ngoài ra, việc nhập các quan hệ pháp luật tranh chấp hoặc các yêu cầu của đương sự khi thụ lý để giải quyết trong cùng một vụ án hoặc tách các yêu cầu, các quan hệ pháp luật khác nhau để thụ lý giải quyết trong nhiều vụ án khác nhau cần phải căn cứ vào quy định tại Điều 163 và Điều 176 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

    Theo các quy định này, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể khởi kiện một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể cùng khởi kiện một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

    Các yêu cầu phản tố của bị đơn có thể được giải quyết cùng với yêu cầu của nguyên đơn trong cùng một vụ án.

    2. Cần tách riêng việc dân sự tìm kiếm người vắng mặt tại mơi cư trú và vụ án tranh chấp hợp đồng dân sự

    Đối chiếu với những quy định trên, yêu cầu tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú đối với bị đơn D và vụ án tranh chấp hợp đồng chơi huê giữa nguyên đơn A và bị đơn C, D là hai quan hệ hoàn toàn độc lập với nhau. Hơn nữa, thủ tục giải quyết việc dân sự tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng chơi huê là hai thủ tục hoàn toàn khác nhau.

    Do đó, việc nhập yêu cầu tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú để giải quyết trong một vụ án với tranh chấp hợp đồng dân sự là không phù hợp với quy định của pháp luật.

    Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp này Tòa án đã thụ lý vụ án tranh chấp hợp đồng chơi huê, nhưng bị đơn D vắng mặt khỏi nơi cư trú thì khi nguyên đơn có đơn yêu cầu tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

    Tòa án phải hướng dẫn nguyên đơn nộp đơn yêu cầu tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo thủ tục nộp đơn khởi kiện, nộp tiềm tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự để Tòa án thụ lý, thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.

    Theo quy định tại Điều 328 BLTTDS, thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải được đăng trên báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương trong ba ngày liên tiếp.

    Sau khi tiến hành thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú nhưng vẫn không có tin tức gì của bị đơn D thì Tòa án xem xét, nếu đủ điều kiện thì giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng chơi huê theo thủ tục vắng mặt bị đơn D.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc cần hỗ trợ thực hiện, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp. 

    Thân chúc bạn sức khỏe.

    Trân trọng./. 

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Hotline: 0916162618

Website: www.luattienphong.vn - www.luattienphong.net