thủ tục thành lập xưởng sản xuất trực thuộc công ty khác tỉnh

Chủ đề   RSS   
  • #393965 27/07/2015

    nhungvh1978

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    thủ tục thành lập xưởng sản xuất trực thuộc công ty khác tỉnh

    Xin hỏi luật sư: Công ty tôi đang muốn thành lập xưởng sản xuất các loại thuốc thảo dược, xưởng trực thuộc Công ty nhưng Xưởng lại đặt ở tỉnh khác. Và Công ty không muốn thành lập Chi nhánh không muốn có thêm con Dấu. Vậy thủ tục phải làm như thế nào?

     
    11850 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #394787   02/08/2015

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:  

    1. Quyền thành lập đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp

    Doanh nghiệp được quyền thành lập các đơn vị phụ thuộc phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Luật Doanh nghiệp quy định các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp gồm:

    a. Chi nhánh: là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Chi nhánh có thể đặt tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, tuy nhiên, chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện các chức năng của doanh nghiệp nên sẽ có con dấu mới.

    b. Văn phòng đại diện: là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp (Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh).

    c. Địa điểm kinh doanh: là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đặt tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp hoạt động để tiến hành kinh doanh. Địa điểm kinh doanh nộp thuế môn bài như Công ty.

    Bạn căn cứ vào nhu cầu của mình và đặc điểm các đơn vị phụ thuộc theo quy định của pháp luật để lựa chọn đơn vị phụ thuộc phù hợp rồi tiến hành đăng ký thành lập như chúng tôi tư vấn dưới đây.

    2.  Thủ tục thành lập đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp

    Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định chi tiết về hồ sơ, thủ tục thành lập đơn vị phụ thuộc tại khoản 1 Điều 33 như sau:

    Về hồ sơ cần có:

    a. Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh  theo mẫu tại đây;

    b. Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

    c. Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;

    d. Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;

    e. Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Thời gian giải quyết:

    Luật doanh nghiệp quy định về thời gian là 3 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét về tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận thành lập đơn vị phụ thuộc.

    Chi phí hành chính: 200.000 đồng

    3. Thủ tục cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp

    Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    4. Về con dấu của chi nhánh

    Doanh nghiệp được quyền lựa chọn sử dụng con dấu của chi nhánh hoặc không nên trong trường hợp không muốn, doanh nghiệp của bạn không cần đăng ký sử dụng mẫu dấu cho chi nhánh.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc cần hỗ trợ thực hiện, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn và sn sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./.

     

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Hotline: 0916162618

Website: www.luattienphong.vn - www.luattienphong.net