Em nhờ các luật sư trong diễn đàn giải đáp cho em về trường hợp này!

Chủ đề   RSS   
  • #385411 28/05/2015

    Em nhờ các luật sư trong diễn đàn giải đáp cho em về trường hợp này!

    Thưa các luật sư...

     

    Em đang gặp một chuyện như thế này, kính mong các luật sư vui lòng giải đáp cho em ạ:

    Năm 1986, bố mẹ em ly dị và tòa xử phân chia tài sản chung của bố mẹ em, em lớn hơn thì được giao cho bố nuôi còn em gái em thì mẹ em nuôi... Sau đó, bố em có "đi bước nữa" nhưng KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN với một bà đang ly thân với chồng cũ của bà ta (bà này cũng có một CON TRAI RIÊNG). Bố em đưa bà ta về ở chung trong nhà em (ở cùng ĐẠI GIA ĐÌNH của em), trong quá trình sống thì bà ta không đóng góp gì nhiều cho gia đình và có vài lần làm chuyện THỊ PHI gây muối mặt đến đại gia đình của em, tuy nhiên vì thương bố con em nên cả đại gia đình cũng ngậm bồ hòn làm ngọt, chỉ nhắc nhở bố em về những rắc rối do bà ta gây ra để biết đường bảo nhau.

    Năm 2003, bố em chết, bà ta tự cho mình có quyền được ở và thừa hưởng thừa kế phần tài sản của bố em, tuy nhiên vẫn CHƯA làm GIẤY ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, và KHÔNG CÓ CON CHUNG. Sổ hộ khẩu của bố em chỉ có tên hai bố con em, bố em chết, em làm thủ tục cắt khẩu cho bố em và hiện tại em đứng tên sổ hộ khẩu mà bố em để lại.

    Trong thời gian sau khi bố em chết, em và bà ta có vài lần cãi cọ về lối sống nhưng được gia đình khuyên giải xong rồi thôi. Em xin phép kể rõ: "Bà ta luôn ghét em và hành xử thiếu tình cảm với em từ bé!".

    Nay thì em chuẩn bị lập gia đình, em trao đổi với bà ta: "Mời bà ta ra khỏi nhà và hỗ trợ tiền thuê nhà cho bà ta" , nhưng bà ta không chịu, bà ta muốn em đưa cho bà ta một khoản tiền để bà ta mang về xây nhà cho con trai bà ta, rồi bà ta ở cùng con trai bà ta.

    Em cho rằng: sự đòi hỏi của bà ta rất khó chấp nhận được đối với em! Vậy, em có nên nhờ pháp luật can thiệp để bảo vệ quyền lợi của em được không? Em nên phải làm gì cho đúng?

     

    Kính mong các luật sư vui lòng chỉ bảo cho em!

    Em chân thành cảm ơn các vị!

     
    4479 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #385595   29/05/2015

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Bạn nêu: "Năm 1986, bố mẹ em ly dị và tòa xử phân chia tài sản chung của bố mẹ em, em lớn hơn thì được giao cho bố nuôi còn em gái em thì mẹ em nuôi... Sau đó, bố em có "đi bước nữa" nhưng KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN với một bà đang ly thân với chồng cũ của bà ta (bà này cũng có một CON TRAI RIÊNG)",  bạn cần làm rõ 2 vấn đề sau:

    - Bố bạn và bà ấy sống chung như vợ chồng từ khi nào, trước hay sau ngày  03/01/1987 (ngày Luật hôn nhân gia đình năm 1986 có hiệu lực)?

    - Bà ấy ly thân với chồng cũ nghĩa là chưa làm thủ tục ly hôn giống bố mẹ bạn phải không bạn? bạn kiểm tra lại xem bà ấy đã làm thủ tục ly hôn với chồng cũ khi nào hay đến bây giờ vẫn chưa làm thủ tục ly hôn?

    Sau khi làm rõ 2 vấn đề trên thì bạn xem mình thuộc trường hợp nào sau đây để xử sự cho phù hợp:

    1- Nếu bố bạn và bà ấy sống chung với nhau sau ngày 03/01/1987 (phải có chứng cứ chứng minh) hoặc bố bạn và bà ấy sống chung với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 và bà ấy chưa làm thủ tục ly hôn với chồng cũ của mình trước ngày 03/01/1987 thì hôn nhân giữa bố bạn và bà ấy không được coi là hôn nhân thực tế theo Điều 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-HĐTP. Do vậy bà ấy không có quyền hưởng di sản thừa kế của bố bạn để lại mà chỉ có bạn và em gái bạn được hưởng (nếu ông bà nội của bạn còn sống vào thời điểm bố bạn mất thì các cụ cũng được hưởng giống 2 anh em bạn). Và bạn có quyền mời bà ấy ra khỏi nhà bạn và không phải đưa khoản tiền gì như yêu cầu của bà ấy.

    2- Nếu bố bạn và bà ấy sống chung với nhau trước ngày 03/01/1987 và bà ấy đã làm thủ tục ly hôn với chồng cũ trước ngày 03/01/1987 thì hôn nhân giữa bố bạn và bà ấy được coi là hôn nhân thực tế theo Điều 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-HĐTP và bà ấy sẽ được hưởng thừa kế di sản của bố bạn để lại.

    Cụ thể di sản thừa kế của bố bạn sẽ được chia đều cho những người sau: bạn, em gái bạn, bà ấy và ông, bà nội của bạn (nếu các cụ còn sống vào thời điểm bố bạn mất) (con riêng của bà ấy không được hưởng di sản thừa kế của bố bạn). Nếu bạn rơi vào trường hợp này thì có thể đưa cho bà ấy một khoản tiền nhỏ hơn hoặc tương đương với số tiền mà bà ấy có thể được hưởng từ di sản của bố bạn, nếu ông bà nội bạn còn sống vào thời điểm bố bạn mất thì di sản thừa kế của bố bạn theo quy định pháp luật sẽ được chia thành 5 phần bằng nhau và bà ấy được hưởng 1/5.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lsnguyenluong vì bài viết hữu ích
    dotuananh3111981 (01/06/2015)
  • #385699   29/05/2015

    Dạ vâng!

    Em vô cùng cảm ơn luật sư NguyenLuong ạ!

    Theo em biết, cho đến khi gần thời điểm bố em chết về bệnh tim (năm 2003), bà ta mới làm được xong thủ tục ly hôn với chồng cũ, điều này hoàn toàn là chính xác! Như vậy, đã đủ điều kiện để có thể nói chuyện về việc "ĐÒI HỎI" tiền của bà ta chưa ạ?

    Em dự tính là sẽ hỗ trợ một phần tiền thuê nhà khác cho bà ta ở, để thuận tiện cho cả đôi bên nhưng bà ta không chịu, bà ta vẫn yêu cầu em phải đưa một khoản tiền để bà ta về sống với con riêng của bà ta...

    Kính thưa luật sư NguyenLuong!

    Em cần phải làm thủ tục gì để mời bà ta ra khỏi nhà em vậy? Kính mong được sự chỉ bảo của luật sư ạ...

     
    Báo quản trị |  
  • #385892   01/06/2015

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Như vậy việc sống chung giữa bố bạn và bà ấy là không hợp pháp và đương nhiên cũng không được công nhận là hôn nhân thực tế. Bố bạn mất cũng đã lâu và bà ấy không có quyền gì trong ngôi nhà đó cho nên bạn phân tích cho bà ấy hiểu và mời bà ấy ra khỏi nhà.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lsnguyenluong vì bài viết hữu ích
    dotuananh3111981 (01/06/2015)
  • #385999   01/06/2015

    Dạ vâng!

    Một lần nữa, em xin cảm ơn về sự giải đáp tận tình của luật sư NguyenLuong ạ!

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Lượng

Thành viên Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0903 488 525