Dành lại quyền nuôi con sau ly hôn?

Chủ đề   RSS   
  • #378264 09/04/2015

    Thiennhan16

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Dành lại quyền nuôi con sau ly hôn?

    Thưa Luật sư, 

    Tôi có một trường hợp như sau:

    Anh trai tôi lấy vợ và có c1 đứa con 5 tuổi, đã ly dị vào tháng 12 năm 2014. Ly hôn theo thỏa thuận để chị kia nuôi con.

    Trước tiên nói về mâu thuẫn của 2 anh chị, anh trai và chị dâu tôi từ khi lấy nhau thường xuyên mâu thuẫn, khiến cho gia đình tôi rất mệt mỏi, chị dâu tôi lại vụng về vầ kém lễ phép đối với bố mẹ chồng, nhiều lần xúc phạm bố mẹ chồng.

    Hồi mới có thai  cháu tôi, chị dâu tôi vì cãi nhau với anh trai đã muốn đi phá thai.

    Anh trai tôi lại hiền lành nên luôn nhường nhịn. Cho đến khi chị rôi có làm rùm beng lên chuyện anh trai tôi "ngoại tình". Đó là một người bạn của tôi, anh trai tôi vì bức bách chuyện gia đình nên đã tâm sự với bạn đó, hai người có nói chuyện với nhau trên mạng và chị tôi vì lấy trộm mật khẩu đọc được nên đã làm ầm lên, từ hôm đó chị tôi liền bế con về ngoại ở dưới quê. 

    Một thời gian sau, anh tôi vì thương con nên lại đón hai người về, nhưng sau đó, thai độ của chị dâu tôi khiến anh trai tôi không thể chịu được nên hai người ly thân. Chị dâu tôi bế con ra ngoài ở, và 5 tháng sau, hai người hoàn tất thủ tục ly dị.

    Trong thời gian chị dâu tôi nuôi con, chị ấy đã xui khiến cháu tôi nội dung như "bố đi chơi với cô X, không chơi với con", có làn khi anh trai tôi đang làm việc, cháu tôi có gọi điện khóc "Sao bố không chơi với con, bố đừng chơi với cô X nữa". Hoặc việc khi anh trai tôi đón con bé về nhà (hai người quy định rằng cách 1 tuần con bé lại về nhà ông bà nội chơi), thì chị dâu tôi tự dắt cháu tôi đi chơi trước (hai nhà cách xa nhau), bảo anh trai tôi hôm khác đón. Khi cháu về nhà tôi, cháu có nói với ông bà nội rằng "Mẹ con không cho con ăn socola của ông mua, nói không cho con nhớ tới ông". 

    Sau khi ly hôn, chị dâu tôi cũng đi nói xấu anh trai tôi khắp nơi, cá biệt có trường hợp có bạn của chị ấy lên trên trang mạng cá nhân, đặt điều bôi xấu danh dự và chửi bới anh trai tôi rất thậm tệ.

    Trước đây, trong quá trình anh trai và chị dâu tôi sống chung với cả gia đình, việc giáo dục và dạy dỗ cháu tôi đều do ông bà nội đảm nhận, chi dâu tôi rất vụng trong việc dạy con. Thế cho nên, hiện tại, cả gia đình chúng tôi đều rất lo lắng cho sự phát triển của cháu. Vì nhìn bề ngoài, chị dâu tôi có việc làm ổn định, luôn tỏ ra là mình chăm sóc và tạo điều kiện cho gia đình tôi nhưng thực ra không phải như vậy.

    Tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp gia đình tôi, giờ gia đình tôi muốn dành lại quyền nuôi con cho anh tôi, thì cần phải làm những gì? Và có khả năng hay không?

     
    3711 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #379080   14/04/2015

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Trường hợp như bạn nêu gần như không có cơ sở chưng minh việc người vợ đang trực tiếp nuôi con là ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con nên rất khó có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con, hơn nữa khi ly hôn là cả hai vợ chồng đều thỏa thuận là vợ có quyền trực tiếp nuôi con nên các căn cứ bạn đưa ra chưa thực sự thuyết phục được tòa án. Khi bạn thấy có những căn cứ chứng minh phải cần thiết thay đổi người nuôi con trực tiếp là bố và nếu không thay đổi khi mẹ đang trực tiếp nuôi con sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, học tập và sinh hoạt của cháu, nhà trường, thôn xóm và dự luận cũng lên tiếng về việc cần thay đổi thì mới có thể thay đổi được.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com