Chồng chết (cha chết ) nợ còn lại vợ và con cái có phải gánh trả hay không ?

Chủ đề   RSS   
  • #364819 25/12/2014

    AslyBoo

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/12/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chồng chết (cha chết ) nợ còn lại vợ và con cái có phải gánh trả hay không ?

    Xin luật sư giúp đỡ :
    Trước đây khi cha mẹ tôi còn sống chung , chủ nợ của cha có đến nhà của mẹ đòi một lần , làm lớn chuyện . Xong Cha tôi có trả , giải quyết sao đó rồi họ không tới nữa . Chuyện nợ nần của cha , mẹ con tôi không hề biết . Trong năm đó họ cũng ly dị . Và cũng một thời gian rất lâu .5 năm sau , tầm 2012 chủ nợ lại tới làm khó mẹ con tôi .Trước đến nay tôi và mẹ chưa bao giờ thấy giấy nợ của cha và không biết cha nợ lời lãi ra sao. Họ chỉ đòi mẹ con tôi trả . Sau đó , mẹ tôi yêu cầu họ tìm cha tôi để giải quyết .Vì mẹ tôi không dính dáng gì đến vấn đề này . Và mọi chuyện cũng qua , đến hôm nay cuối năm 2014 họ lại đến tìm .Và cho đến thời điểm này cha tôi cũng qua đời được gần hai năm .Xin hỏi luật , trong trường hợp này mẹ con tôi phải làm sao . Không thể báo công an , vì chuyện này quá nhỏ , công an không giải quyết . Hai mẹ con tôi không mượn nên không hề có ý định trả và nói thật cũng không có khả năng chi trả .Nếu có kiện tụng , thì liệu hai mẹ con tôi có thế thắng hay không . So với những gì họ hăm he thì thật sự chúng tôi rất sợ . Không biết họ ở đâu , cứ lâu lâu họ tới . Rất bất an . Cám ơn đã đọc thắc mắc của tôi . Rất chờ đợi sự tư vấn bên quý luật . Chân thành cám ơn .

     
    12317 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #364987   26/12/2014

    kienanls
    kienanls
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2008
    Tổng số bài viết (687)
    Số điểm: 4065
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 203 lần


    Chào bạn.

    Do cha mẹ bạn đã ly hôn. Vì vậy cần xem xét vấn đề tài sản ( bao gồm tài sản chung + các khoản nợ [ nợ chung - riêng]) đã được giải quyết trong bản án như thế nào?

    Về nguyên tắc thì khi một người đã mất thì những người đã thừa kế các tài sản của họ có nghĩa vụ trả nợ thay trên phần tài sản được thừa kế.

    Trong trường hợp của gia đình bạn. 

    Thì nếu cha bạn có để lại tài sản chung với mẹ bạn mà chưa chi [ thì bạn là người thừa kế phần tài sản hợp pháp đó của cha bạn]; do đó bạn phải có nghĩa vụ lấy phần tài sản chung thuộc quyền sở hữu của cha bạn để trả nợ trong phạm vi đó.

    Còn mẹ bạn do đã ly hôn nên không có nghĩa vụ phải trả nợ cho cha bạn kể từ thời điểm có bản án ly hôn.

    Trường hợp họ là nhóm người không rõ tung tích/ thì bạn cần trình báo chính quyền địa phương để can thiệp.

    Cho dù số nợ lớn hay nhỏ, thì với hành vi gây mất an ninh trật tự tại địa phương như thế, CA nhất định phải có trách nhiệm can thiệp.

     

    Trân trọng

     

    Tại TP Hồ Chí Minh

    CÔNG TY LUẬT MINH MẪN

    02 Hoa Phượng - Phường 02 - Quận Phú Nhuận - Tp Hồ Chí Minh

    Tổng đài tư vấn: 1900585847 - DD: 0902078630

    Website: www.luatminhman.net Email: vanphong@luatminhman.net

    ------------------------------------------------------------------------------------

    Tại Bạc Liêu

    CÔNG TY LUẬT KAO KIẾN

    87 Bà Triệu - Phường 03 -TP Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu

    Website: www.luatkaokien.com.vn Email: luatkaokien@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #364998   26/12/2014

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Vấn đề nợ nần của cha bạn thì gia đình bạn chỉ có trách nhiệm thanh toán trong phạm vi di sản mà cha của bạn để lại. Do cha mẹ bạn đã ly hôn từ trước nên, khoản nợ này (nếu có) thì bạn cùng những người thừa kế khác theo quy định có trách nhiệm thanh toán.  

    Căn cứ theo Điều 683 của Bộ luật dân sự về thứ tự ưu tiên thanh toán về nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế như sau:

    1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

    2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

    3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

    4. Tiền công lao động;

    5. Tiền bồi thường thiệt hại;

    6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;

    7. Tiền phạt;

    8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;

    9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

    10. Các chi phí khác.

     Thân ái!

     

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT MINH LONG VÀ CỘNG SỰ

Website: Luatminhlong.com

Địa chỉ : Số 115, ngõ 562, Đường Láng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04 62 54 56 58 - Fax: 04 62 75 54 95 Hotline: 0914 66 86 85

Email: info@luatminhlong.com hoặc luatminhlong@gmail.com