Theo thông tin mà nguoiban600 hỏi, tôi có quan điểm như sau:
1. Trường hợp này, công ty thay đổi chủ sở hữu, pháp nhân làm việc với ngân hàng vẫn như cũ.
2. Khi thay đổi chủ sở hữu, thường là bên cũ sẽ phải bàn giao lại cho bên mới, đăng ký kinh doanh, con dấu, đăng ký mẫu dấu, chứng nhận đăng ký thuế (nếu có) .
3. Về nguyên tắc, Ngân hàng chỉ quan tâm là hồ sơ hợp lệ và đầy đủ trình tự theo quy định là Ngân hàng cho rút tiền, đóng tài khoản. Việc thông báo thay đổi đại diện hay các thông tin tài khoản là nghĩa vụ doanh nghiệp phải thông báo với Ngân hàng.
Trường hợp 1: Bàn giao hết, người cũ đến Ngân hàng tay không để yêu cầu rút tiền và đóng tài khoản => chắc chắn Ngân hàng không thực hiện giao dịch.
Trường hợp 2: Người cũ đến giao dịch, có đủ giấy tờ có đóng dấu, ký tên theo quy định => chia làm 2 tình huống:
Tình huống 1: Ngân hàng không biết đã có sự thay đổi chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật => Xuất tiền bình thường (Không đặt ra nữa, vì ngân hàng đã biết... chuyển tình huống 2);
Tình huống 2: Ngân hàng đã biết các thông tin thay đổi và có đủ chứng cứ cho rằng ngân hàng đã biết thông tin doanh nghiệp đã thay đổi: ở tình huống này, ngân hàng nên liên hệ lại với doanh nghiệp cũ để thẩm định lại thông tin (tránh kiện tụng, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng và quan hệ với doanh nghiệp).
Ngay tại tình huống 2, Ngân hàng vẫn có thể xuất tiền và đóng tài khoản (nếu Ngân hàng có quy định về việc thay đổi thông tin mà doanh nghiệp không thực hiện và/hoặc Doanh nghiệp khó có thể chứng minh là Ngân hàng có biết hay không)