Dear Luật sư!
Tôi có chút thắc mắc rất mong được luật sư tư vấn
tôi là thủ quỹ tại một quỹ tín dụng nhân dân xã XXX
trong quá trình công tác tôi có một vụ việc như sau
ngày 1/1/11 ông nguyễn văn A và bà nguyễ thị B thế chấp 1 sổ đỏ với chữ ký A để vay món tiền là 100tr từ ngày Ngày 1/1/11 , thời hạn trả nợ là 1/1/12.
Ngày 1/1/12 ông bà AB trả hết món vay trên
Ngày 2/1/12 ông bà AB vẫn muốn vay tiếp
Quỹ tín dụng lập tiếp một hồ sơ thứ 2: vẫn tên ông nguyễn văn a ký với chữ ký là C khác chữ ký của hồ sơ 1 ký là A. đồng thời tài sản thế chấp( sổ đỏ) ở hồ sơ 1 xuất ra trên giấy tờ theo biên bản được ông a ký với chữ ký C (khác với chữ ký lúc thế chấp tài sản ký là A mặc dù cùng là 1 người. thực tế không diễn ra việc bàn giao sổ đỏ xuất trả mà chỉ là trên giấy tờ
Vậy việc đồng ý cho xuất tài sản ra với chữ ký khác như vậy thủ quỹ trong trường hợp này vẫn xuất là đúng hay sai? Nếu sai, thủ quỹ phải chịu trách nhiệm gì? vì trong quá trình cất giữ tài sản là sổ đỏ của ông bà AB. ngày 1/10/11 tôi có đưa quyển sổ đỏ đó cho Chủ tịch hội đồng quản trị là ông D theo lệnh của ông, vì chủ quan và là cấp dưới nên tôi ko bàn giao bằng giấy tờ gì. nhưng đến ngày hôm sau khi tôi đòi lại quyển sổ đỏ thì ông D bàn giao lại cho tôi quyển sổ đỏ khác .
giờ tôi rất hoang mang hai việc
1. việc xuất tài sản với chữ ký cùng một người mà khác nhau như vậy thủ quỹ chịu trách nhiệm gì
2 thủ quỹ sẽ chịu những trách nhiệm gì nếu tài sản sổ đỏ kia không được ông D bàn giao lại đúng
mong luật sư giải đáp thắc mắc sớm!
Tôi xin chân thành cảm ơn!