Việc phá hoại tài sản công dân

Chủ đề   RSS   
  • #305603 08/01/2014

    manhhung655

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Việc phá hoại tài sản công dân

    chào chị Liên,chị cho e hỏi nhà e có một trang trại lợn được xây dựng cách đây 7 năm,nhưng trong tháng 6 năm 2013 có một số công dân kiện tụng về việc ô nhiễm môi trường ở trại lợn nhà e,về bên môi trường đã giải quyết và ra quyết định xong xuôi rồi,nhưng từ lúc kiện đến giờ trại lợn nhà e bị những người ký trong đơn kiện đập trại lợn nhà e,e đã chụp lại những cảnh đập phá,e muốn tố cáo về việc phá hoại tài sản của công dân thì làm như thế nào để những người phá hoại sớm bị chừng trị.

                                                                                                                                                                    E xin cảm ơn!

     
    15460 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn manhhung655 vì bài viết hữu ích
    datcongdanhloi (15/05/2014) timkiemxanhluc (11/01/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #305918   10/01/2014

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    1. Về việc thực hiện những biện pháp xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường: Gia đình bạn cần tuân thủ đúng các quy định của cơ quan quản lý nhà nước.

    2. Về hành vi đập phá chuồng trại của nhà bạn có thể phạm vào tội được quy định tại điều 143 bộ Luật Hình sự hiện hành như sau:

    "Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

    1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    d) Để che giấu tội phạm khác;

    đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

    e) Tái phạm nguy hiểm;

    g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b)  Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

    Quy trình tố giác và cơ quan giải quyết được quy định tại Điều 101, điều 103 Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2003 như sau:

    "Điều 101. Tố giác và tin báo về tội phạm

    Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.

    Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản".

    "Điều 103. Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

    1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

    2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

    Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.

    3. Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết.

    Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.

    4. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố."

    Như vậy, bạn nên làm đơn trình báo, tố giác về hành vi đập phá của những người đó rồi gửi lên cơ quan công an hoặc viện kiểm sát cấp huyện nơi thực hiện hành vi.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng giúp bạn sớm giải quyết được những vướng mắc của mình. 

    Trân trọng./.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn daolienluatsu vì bài viết hữu ích
    timkiemxanhluc (11/01/2014) manhhung655 (13/01/2014)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Hotline: 0916162618

Website: www.luattienphong.vn - www.luattienphong.net