định cư nước ngoài- thừa kế nhà ở Việt nam

Chủ đề   RSS   
  • #284442 04/09/2013

    Lihit

    Female
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    định cư nước ngoài- thừa kế nhà ở Việt nam

    Thưa anh/chị có thể giải đáp giúp tôi không?

    Tôi là con một trong gia đình chỉ có mẹ tôi. Tôi sắp định cư ở nước ngoài. Mẹ tôi có tài sản là nhà và đất muốn để lại cho tôi thì bây giờ phải làm thế nào ạ?

     
    7011 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #284634   05/09/2013

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Luật sư Ngô Thế Thêm, luật sư Luật Doanh Gia trả lời bạn như sau:

    Bạn và mẹ bạn làm Hợp đồng tặng cho nhà đất này và sau đó bạn làm thủ tục nộp thuế, sang tên trước bạ nhà đất này sang tên bạn.

    Hiện tại, bạn vẫn đang là người Việt Nam đang ở Việt Nam và bạn hoàn toàn có quyền sở hữu nhà đất này.

    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ngay cả người Việt Nam đang đinh cư ở nước ngoài vẫn được sở hữu nhà và đất ở Việt Nam theo quy định dưới đây:

    Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 Luật Nhà ở và Điều 121 Luật Đất đai năm 2009 thì:

     Điều 126. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

    1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

    a) Người có quốc tịch Việt Nam;

    b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

    2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”

    Điều 121 của Luật đất đai được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 121. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

    1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng quy định tại Điều 126 của Luật nhà ở có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

    2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật này;

    b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;

    c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

    d) Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật Việt Nam;

    đ) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.”

    1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2009.

     

    Thân chào!

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    Lihit (05/09/2013)
  • #284664   05/09/2013

    Lihit
    Lihit

    Female
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    2. "Bạn và mẹ bạn làm Hợp đồng tặng cho nhà đất này và sau đó bạn làm thủ tục nộp thuế, sang tên trước bạ nhà đất này sang tên bạn.". Luật sư Thêm cho em hỏi để làm những việc này em đến cơ quan nhà nước nào để làm và hợp pháp hóa các giấy tờ này. Chân thành cám ơn Luật Sư

     
    Báo quản trị |  
  • #284792   06/09/2013

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Bạn đến tất cả các cơ quan Công chứng gồm Văn phòng công chứng hay Phòng công chứng nơi có Bất động sản để làm hợp đồng tặng cho. Hồ sơ, thủ tục bạn tham khảo thêm ở www.luatdoanhgia.vn, cụ thể:

    - CMND của mẹ bạn, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của mẹ bạn (để chứng minh đây là tài sản riêng của mẹ bạn không chung với ai); Sổ hộ khẩu.

    - CMND hoặc Hộ chiếu của bạn, Sổ hộ khẩu.

    - Sổ đỏ, giấy tờ về nhà đất.

    Hồ sơ gồm: 01 Bộ bản chính, 01 bộ photo để công chứng lưu và 02 bộ chứng thực ở cấp xã phường để làm thủ tục sang tên.

    Sau khi công chứng song bạn đến bộ phận 1 cửa của UBND quận huyện nơi có đất để làm thủ tục sang tên sổ cho bạn.

    Chúc mừng bạn vì đã có tài sản mới.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    Lihit (19/09/2013)
  • #284800   06/09/2013

    Lihit
    Lihit

    Female
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Thưa anh Thêm!

    Cám ơn anh nhiều. Anh có thể giải đáp giúp em:

    Trong quá trình em định cư nước ngoài. Nhà và đất em muốn bán thì mẹ em có thể đứng ra bán được không? Hay bắt buộc phải có mặt em để  ký vào giấy bán nhà đất. Em xin cám ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #285806   12/09/2013

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Về nguyên tắc: Em là chủ tài sản em phải đứng ra bán, tuy nhiên pháp luật cho phép các giao dịch được thực hiện qua người đại diện hợp pháp bằng hình thức ủy quyền.

    Nếu em muốn bán: Em có thể lập Hợp đồng ủy quyền cho mẹ em hay bất kỳ ai mà em thấy tin tưởng đứng ra thay mặt em bán và thực hiện các thủ tục bán cho người mua.

    Thân chào!

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    Lihit (18/09/2013)
  • #286790   18/09/2013

    Lihit
    Lihit

    Female
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Em có thể làm hợp đồng ủy quyền ở đâu và chuẩn bị những gì mang tới cơ quan đó để làm để hợp đồng này của em là hợp pháp hả anh. Em chân thành cám ơn anh!

     
    Báo quản trị |  
  • #286981   19/09/2013

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Về ủy quyền:

    Việc công chứng hợp đồng ủy quyền thì đây được xác định là hành vi ủy quyền nên em không bị giới hạn bởi bất kỳ địa danh nào, cứ miễn sao đó là một tổ chức hành nghề công chứng có quyền công chứng, nhưng theo anh em nên đến nơi có Bất động sản vẫn là tốt hơn.

    Về thủ tục, hồ sơ:

    - Đối với người ủy quyền: CMND, SHK, GIấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Đăng ký kết hôn;

    - Đối với người nhận ủy quyền: CMND, SHK;

    - Giấy tờ về tài sản là căn cứ ủy quyền.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    Lihit (19/09/2013)
  • #287000   19/09/2013

    Lihit
    Lihit

    Female
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


     Một tổ chức hành nghề công chứng có quyền công chứng, nhưng theo anh em nên đến nơi có Bất động sản vẫn là tốt hơn

    Làm sao để biết phòng công chứng đó có bất động sản ạ, thưa anh? Vì nơi em ở có rất nhiều phòng công chứng và văn phòng công chứng! 

     
    Báo quản trị |  
  • #287119   19/09/2013

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Em xem Bất động sản (nhà đất của em) ở Tỉnh, Thành nào thì em chọn Tổ chức hành nghề công chứng ở đó, có thể là Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    Lihit (20/09/2013)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com