Vấn đề tranh chấp con cái sau li hôn

Chủ đề   RSS   
  • #267146 05/06/2013

    ngoclun_k14

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Vấn đề tranh chấp con cái sau li hôn

    Chào luật sư!

    Em rất muốn các vị luật sư có thể tư vấn thêm cho em được hiểu rõ hơn về vấn đề nuôi con dành cho người sau li hôn.

    Gia đình em có chị gái đã lấy chồng (khi học năm nhất đại học) và có một bé trai hiện đã hơn 2 tuổi. Sau khi cưới được một năm thì giữa hai vợ chồng có xảy ra nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là khi chị em quyết định thi lại đại học. Tháng 11/2012, chị em đã hoàn tất thủ tục li hôn và dành quyền nuôi con. Song từ khi đón cháu về bên ngoại, chị em đi học nên gửi cháu cho ông bà ngoại chăm sóc. Từ đó đến nay gia đình nhà trai không hề gửi tiền chăm sóc cháu, mặt khác luôn có những lời lẽ xúc phạm đến gia đình em. Ngày 24/5/2013, em trai anh Bình (chồng cũ của chị gái em) có ra nhà xin cho cháu vào nhà nội chơi nhưng gia đình em không cho cháu đi vì trước đó đã có 3 lần cháu vào nội nhưng khi về cháu đều giảm cân, ốm yếu (trong đó có 2 lần anh Bình và em trai ra trường cháu học  đón ,  1 lần anh ta vào nhà em và bế cháu lên xe máy chạy, tất cả đều chưa có sự đồng ý của gia đình). Sau đó được 2 ngày thì anh ta đến nhà em chửi bới, có những lời lẽ xúc phạm đến gia đình rồi giật đứa bé từ tay mẹ em về và nói sẽ nuôi con.

    Hiện tại em cùng gia đình rất hoang mang, một mặt muốn chị gái được yên tâm học hành, một mặt cũng muốn nuôi dạy cháu nên người, nhưng luôn bị cản trở bới gia đình nhà trai (trước đó cũng có mấy lần nhà trai đã có những hành động đe dọa bố mẹ, gia đình em khi em và chị gái không có mặt ở nhà, anh Bình hiện đang làm bảo kê cho một số quán cà phê và không có nghề nghiệp ổn định). 

    Bởi vậy em rất kính mong các vị luật sư có thể đưa ra cho em và gia đình vài lời khuyên trước vấn đề con cái sau khi li hôn. Hiện tại gia đình em bố mẹ đều làm ăn kinh doanh nhỏ, nên kinh tế cũng rất khó khăn trong khi phải nuôi 3 chị em ăn học. Bên cạnh đó, em cũng muốn hỏi luật sư là gia đình em phải làm gì để tiếp tục dành quyền nuôi cháu?. Trong trường hợp bên nội nhất quyết đòi quyền nuôi cháu thì gia đình em phải làm thế nào để hoàn tất thủ tục hợp lệ trước quy định của pháp luật?

    Em rất mong các vị luật sư sớm tư vấn giúp em cùng gia đình về vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn!

     
    8887 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #267307   06/06/2013

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trước hết cho tôi gửi lời chia sẻ đến hoàn cảnh của gia đình bạn!

    Bạn có trình bày là chị bạn đã hoàn tất thủ tục ly hôn như vậy sẽ phải có Bản án của tòa án, hoặc quyết định công nhận thuận tình ly hôn được tòa án công nhận. bạn có thể trình bày nội dung chính của bản án được không?

    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

    Như vậy nếu chị bạn nuôi con bố đứa trẻ sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng và có quyền thăm con.

    Việc đứa trẻ dưới 36 tháng tuổi  nếu chị bạn không đồng ý bằng văn bản cho bố đứa trẻ được quyền nuôi con thì theo quy định của pháp luật chị bạn được quyền nuôi con.

    "Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn

    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

    Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó".

    Như vậy Anh bình là bố đứa trẻ cho nên có quyền thăm con của mình đồng thời cũng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng vì không nuôi con đồng thời nếu anh bình lợi dụng quyền thăm con để gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc con cái thì chị bạn có thể yêu cầu hạn chế quyền thăm con của anh Bình.

    Trân trọng!

    Cập nhật bởi Ls.Nguyenthihuong ngày 06/06/2013 12:05:50 CH

    CÔNG TY LUẬT CILAW

    Giám đốc: Luật sư Nguyễn Thị Hướng

    Mobile: + 84 974 461 998 - + 84 869 008 039

    Email: huongnt.law@gmail.com

    Website: http://cilaw.vn/

    Lầu 2 C5 số 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, quận 1, HCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.Nguyenthihuong vì bài viết hữu ích
    ngoclun_k14 (06/06/2013)
  • #267462   06/06/2013

    ngoclun_k14
    ngoclun_k14

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Trước tiên, em xin  chân thành cảm ơn sự trả lời của luật sư. 

    Hiện tại, em và chị gái đều đang ôn thi ở trường (không có ở nhà)  nên không thể trình bày rõ cho luật sư nội dung bản án được. Theo quyết định của Tòa thì chị gái em được quyền nuôi cháu và anh Bình sẽ phải chu cấp cho cháu 1 triệu đồng/ 1 tháng.

    Nhưng vấn đề gia đình em đang rất thắc mắc là: cách đây hơn 1 tuần, khi chị gái em không có nhà thì anh Bình đã vào nhà em bế cháu lên xe máy chạy. Và từ lúc đó đến giờ cháu vẫn đang trong nhà nội. Anh ta nói rằng không cần sự chăm sóc cháu từ phía gia đình em. (Trước đó gia đình em không hề cấm đoán hay ngăn cản việc anh ta thăm cháu, thậm chí còn tạo điều kiện cho cháu vào nội chơi.) Em hiểu là gia đình em cần sự can thiệp của Tòa để hạn chế sự thăm nuôi. Nhưng em vẫn thắc mắc  là hạn chế ở mức nào? hình thức ra sao?

    Hơn thế nữa, gia đình em phải làm gì để mang cháu về ngoại, việc bắt cháu vào nội khi chưa có sự đồng ý của chị gái em và gia đình của anh ta có vi phạm pháp luật không?

    Hiện tại, mức thu nhập của gia đình em cũng không khá giả gì, bố mẹ em ngoài nuôi 2 chị em em học đại học còn có em trai em cũng đang học cấp 3 chuyên tại thành phố, ở nhà chỉ có bố mẹ em, nên việc vừa đi làm vừa trông nom cháu thực sự gặp rất nhiều khó khăn. Trong trường hợp gia đình em đồng ý cho anh Bình nuôi cháu trong thời gian sắp tới thì gia đình em phải làm những thủ tục gì để hoàn tất cho phù hợp với quy định của pháp luật?

    Em và gia đình rất mong sớm nhận được sự tư vấn của luật sư. Một lần nữa em xin chấn thành cảm ơn luật sư!

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #267728   07/06/2013

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Với những nội dung bạn bổ sung tôi tư vấn thêm cho bạn như sau:

    Pháp luật Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức quy định cấm chứ chưa có một biện pháp xử lý hành chính cũng như hình sự đối với hành vi như trên của bố đứa trẻ, đây là một trong những lỗ hổng chưa được khắc phục của hệ thống pháp luật Việt Nam. Pháp luật Việt Nam chỉ có trường hợp phạt vi phạm hành chính người trực tiếp nuôi dưỡng đứa trẻ cản trợ người không trực tiếp nuôi dưỡng đứa trẻ chăm sóc con cái của họ mà thôi. 

    Bởi vì về nguyên tắc là bố thì đương nhiên có quyền quan tâm chăm sóc giáo dục con (trừ TH đặc biệt) của mình, đây là thứ tình cảm thiêng liêng và ai cũng tôn trọng! Trên thực tế thì chị gái bạn cũng không trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con cái cho nên cũng không thể cản trở một cách thái quá quyền làm bố của họ được.

    Bạn có thể trình báo sự việc với cơ quan công an để đòi lại quyền trực tiếp nuôi dưỡng đứa trẻ cho chị bạn.

    Trường hợp bố mẹ đứa trẻ dưới 36 tháng tuổi thỏa thuận lại để bố đứa trẻ nuôi cháu thì việc thỏa thuận này phải được lập thành văn bản có chữ ký của cả bố lẫn mẹ đứa trẻ (không thể ký thay hay ủy quyền được). sau đó gửi lên tòa án yêu cầu công nhân thỏa thuận trên! Trình tự thủ tục cơ quan tòa án sẽ có hướng dẫn cụ thể!

    Trân trọng!

     

     

    CÔNG TY LUẬT CILAW

    Giám đốc: Luật sư Nguyễn Thị Hướng

    Mobile: + 84 974 461 998 - + 84 869 008 039

    Email: huongnt.law@gmail.com

    Website: http://cilaw.vn/

    Lầu 2 C5 số 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, quận 1, HCM

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT CILAW

Giám đốc: Luật sư Nguyễn Thị Hướng

Mobile: + 84 974 461 998 - + 84 869 008 039

Email: huongnt.law@gmail.com

Website: http://cilaw.vn/

Lầu 2 C5 số 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, quận 1, HCM