Mình xin trả lời bạn vài ý tham khảo hongpta
Thứ nhất về việc điều chuyển, điều chuyển phải theo đúng luật (không phải muốn điều chuyển thế nào là điều chuyển)
- Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vận dụng Đ34 BLLĐ điều chuyển lao động. Trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến người lao động tự động thôi việc.
- Chuyển họ đi làm công việc trái nghề:
ü Doanh nghiệp phải thông báo trước 03 ngày.
ü Phải bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và giới tính.
ü Tiền lương công việc mới nếu thấp hơn tiền lương của công việc cũ, thì phải giữ mức lương của công việc cũ trong thời gian 30 ngày. Nhưng tiền lương công việc mới ít nhất phải bằng 70% lương cũ và không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.
ü Không quá 60 ngày trong một năm.
Thứ hai, nếu bạn không viết đơn xin nghĩ thì Công ty tạm thời chưa có cơ sở để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn, nếu họ đơn phương mà : (Thiếu 01 trong các yếu tố) như không có lý do, không trao đổi với ban chấp hành công đoàn, không thực hiện nghĩa vụ thông báo) thì được gọi là ĐƠN PHƯƠNG TRÁI PHÁP LUẬT họ sẽ phải bồi thường và họ phải xứ lỷ như sau:
- Theo quy định của luật lao động thì người lao động phải nhận người sử dụng lao động trở lại làm việc, người sử dụng lao động không có quyền không muốn nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký. Vấn đề ở đây là người lao đồng có muốn trở lại làm việc hay không mà thôi:
+ Nếu người lao động muốn trở lại(trường hợp 1).
+ Nếu người lao động không muốn trở lại.(trường hợp 2).
+ Nếu NLĐ và NSDLĐ đều không muốn làm việc với nhau.(trường hợp 3).
Trường hợp 1: Người lao động muốn trở lại làm việc:
+ Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký.
+ Bồi thường 1 khoản tiền tương ứng với tiền lương (và tiền phụ cấp lương nếu có) trong những ngày người lao động không được trở về làm việc .
+ Cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương và phụ cấp (nếu có).
Trường hợp 2: Người lao động không muốn trở lại làm việc .
+ Bồi thường 1 khoản tiền tương ứng với tiền lương (và tiền phụ cấp lương nếu có) trong những ngày người lao động không được trở về làm việc .
+ Cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương và phụ cấp ( nếu có ).
+ Còn nhận đươc thêm 1 khoản tiền trợ cấp theo quy định tại điều 42.(tuy nhiên quy định này chỉ dành riêng cho người lao động làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp,cơ quan,tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên.
Trường hợp 3: Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc nhưng người lao động cũng đồng ý thì:
+ Bồi thường 1 khoản tiền tương ứng với tiền lương và tiền phụ cấp lương(nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc.
+ Cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương và phụ cấp (nếu có).
+ Còn nhận đươc thêm 1 khoản tiền trợ cấp theo quy định tại Đ42.
+ Hai bên thỏa thuận thêm 1 khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
TRÂN TRỌNG!
KIENVUONG2013