Chứng cứ để kiện ra Tòa

Chủ đề   RSS   
  • #233032 13/12/2012

    khanhtranA

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chứng cứ để kiện ra Tòa

    Chào Luật sư,

    Cho Tôi hỏi và nhờ tư vấn như sau:

    - Bạn của Tôi có vay nợ 600 triệu đồng: bị vay với lãi suất rất cao 5000 đ/ triệu/ 1 ngày. Giờ do làm ăn thua lỗ nhiều nên không có khả năng trả nợ.

    Hiện giờ chủ nợ đòi kiện Bạn tôi ra tòa và dọa báo công an. Bên chủ nợ đang có chứng cớ là : Giấy viết tay vay nợ là 200 triệu đồng ( số tiền còn lại chỉ là chuyển khoản qua Ngân hàng).

    Trên Giấy vay nợ chỉ ghi số tiền vay là 200 triệu, không có ngày hẹn trả , không có ghi mức lãi là bao nhiêu.

    * Bạn Tôi cũng có chứng cớ là các Lần chuyển tiền lãi hàng tháng qua Ngân Hàng ( nếu cần sẽ Nhờ Ngân Hàng in ra hàng tháng - cụ thể có tên người chuyển và STK + người Nhận)

    Như vậy, Luật sư tư vấn cho Tôi là Bạn tôi sẽ phải chuẩn bị những chứng cứ gì để có thể làm căn cứ khi ra Tòa.

    Và cho Tôi hỏi thêm: Bạn tôi làm việc tại Hà nội ( cơ quan), chỉ là tạm trú. Còn hộ khẩu vẫn ở Bắc Giang thì khi Kiện ra tòa sẽ xử tại đâu?

    Mong Luật sư tư vấn sớm.

    Trân trọng cảm ơn.

     
    5546 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #233351   14/12/2012

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    1/ Với các vấn đề bạn hỏi về chứng cứ và chuẩn bị chứng cứ, bạn cần tham khảo các quy định có liên quan sau đây của Bộ Luật tố tụng dân sự nhé:

    Điều 81. Chứng cứ

    Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.

    Điều 82. Nguồn chứng cứ

    Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

    1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;

    2. Các vật chứng;

    3. Lời khai của đương sự;

    4. Lời khai của người làm chứng;

    5. Kết luận giám định;

    6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;

    7. Tập quán;

    8. Kết quả định giá tài sản;

    9. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

    Điều 83. Xác định chứng cứ

    1. Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

    2. Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

    3. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

    4. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên toà.

    5. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

    6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định.

    7. Tập quán được coi là chứng cứ nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.

    8. Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia về giá cả cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này.

    Điều 84. Giao nộp chứng cứ

    1. Trong quá trình Toà án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Toà án; nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Việc đương sự giao nộp chứng cứ cho Toà án phải được lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Toà án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ giữ.

    3. Đương sự giao nộp cho Toà án chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

    Điều 85. Thu thập chứng cứ

    1. Trong trường hợp xét thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ.

    2. Trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập chứng cứ:

    a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;

    b) Trưng cầu giám định;

    c) Quyết định định giá tài sản;

    d) Xem xét, thẩm định tại chỗ;

    đ) Uỷ thác thu thập chứng cứ;

    e) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.

    3. Khi tiến hành các biện pháp quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 2 Điều này, Thẩm phán phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Toà án.

    Đương sự có quyền khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ của Toà án. Khiếu nại của đương sự phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Toà án xác minh, thu thập chứng cứ trên cơ sở khiếu nại của đương sự và xem xét việc tham gia phiên toà.

    Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.

    2/ Nếu bạn của bạn hiện cư trú (tạm trú) và công tác tại Hà nội thì chủ nợ có thể kiện tại TAND quận/huyện nơi bạn của bạn cư trú tại Hà Nội.

    Thân mến

     

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    quangkhoi21 (20/12/2012)
  • #233397   14/12/2012

    khanhtranA
    khanhtranA

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi hỏi thêm Luật sư tư vấn cụ thể giúp Tôi:

    - Với số tiền vay có viết giấy vay nợ 200 tr ( không ghi thời gian hẹn trả) thì tòa án sẽ xử lý thế nào? Nếu bên cho Vay đòi kiện, thì tòa sẽ thông báo khởi kiện sau bao lâu?. Các bước trình tự thế nào?

    - Nếu chứng minh được số tiền chuyển hàng tháng là Trả lãi suất cao ( lãi 5000 đ/ 1tr/ 1 ngày) thì bên cho Vay có gặp bất lợi gì không? Tổng số tiền trả Lãi hàng tháng đó, khi Tòa xử có được trừ vào số tiền gốc của Bạn tôi vay không. ( Vì tổng tiền lãi trả hàng tháng đã vượt quá tiền Gốc 200 tr rồi - chứng cứ là các lần Chuyển khoản qua Ngân Hàng)

    Mong được tư vấn sớm. Tôi cảm ơn

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh.

ĐT liên hệ: 0913.623.699 - Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

Website: www.luatsuphuvinh.com