Quy định ngày nghỉ hàng tuần theo tuần có vi phạm luật không

Chủ đề   RSS   
  • #2158 09/02/2009

    oanh_td

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/02/2009
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 680
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Quy định ngày nghỉ hàng tuần theo tuần có vi phạm luật không

    Tôi làm tại một công ty sản xuất. Do tình hình kinh doanh và để tiết kiệm chi phí, BGĐ công ty tôi muốn bố trí lại SX. Cụ thể là chia mỗi tổ SX thành các kíp nhỏ và đi làm luân phiên trong tuần => ngày nghỉ định kỳ không phải là ngày chủ nhật.

    Vấn đề ở đây là lịch làm việc của mỗi kíp bố trí theo tuần nên có 2 vấn đề:

     

    +  Ngày nghỉ hàng tuần của mỗi kíp không cố định mà mỗi tuẫn mỗi khác nhau.

     

    +  Với mỗi 1 kíp có ngày nghỉ hàng tuần khác nhau nên trong 1 tuần có nhiều ngày nghỉ hàng tuần tương ứng với nhiều kíp

    Nhờ Luật sư tư vấn giúp nếu thực hiện như trên có phù hợp với quy định của Pháp luật không?

    Theo Điều 72 BLLĐ, người sử dụng lao động được quy định ngày nghỉ hàng tuần cố định => trường hợp Công ty tôi quy định ngày nghỉ hàng tuần cố định cho từng kíp theo từng tháng, mỗi kíp có ngày nghỉ hàng tuần khác nhau có được không?


    Xin cám ơn

     
    31951 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #2159   09/02/2009

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Căn cứ theo quy định tại Điều 72, Bộ luật lao động,

    (i) Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục).

    (ii) Người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật #ffff00;">hoặc vào một ngày cố định khác trong tuần.

    (iii) Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân #ffff00;">một tháng ít nhất là bốn ngày.

     

    Như vậy, nếu công ty bạn bố trí theo đúng quy định trên thì phù hợp với pháp luật lao động hiện hành.

     

    LS Nguyễn Bình An

    0902255896

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
  • #2187   24/03/2009

    Bouygues
    Bouygues

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào Luật sư Nguyễn An Bình,

    Sau khi đọc lời giải đáp của Luật sư về vấn đề ngày nghỉ hàng tuần của người lao động, tôi có thắc mắc mong được giải đáp như sau: Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân một tháng ít nhất là bốn ngày.

    Vậy trường hợp đặc biệt trên được hiểu như thế nào, và có văn bản nào quy định các trường hợp đặc biệt như vậy không? Tôi đang làm việc cho một nhà thầu xây dựng nước ngoài, vậy có thể áp dụng quy định ngày nghỉ hàng tuần một tháng ít nhất là bốn ngày được không ?

    Rất mong nhận được giải đáp.

    Chân thành cám ơn,

    Mai Thảo

     
    Báo quản trị |  
  • #2188   24/03/2009

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Các trường hợp đặc biệt có thể được hiểu như các trường hợp áp dụng làm ca, kíp... do yêu cầu của hoạt động sản xuất liên tục nên không thể bố trí nghỉ vào ngày Chủ nhật.

    Trường hợp nhà thầu, VD: công việc khoan cọc nhồi là một chuỗi công việc liên tục như đặt ống casing, khoan, kiểm tra bentonite, đặt thép, đổ bê tông...  nên người lao động phải làm việc không dừng. Vì vậy, họ cũng có thể được bố trí ngày nghỉ không phải là ngày Chủ nhật.

    LS Nguyễn Bình An

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
  • #2215   31/03/2009

    minhanh_
    minhanh_

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/03/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về quy định chế độ nghỉ phép năm.

    Kính gửi luật sư Nguyễn Bình An,

    Lâu nay công ty chúng tôi vẫn có giải quyết chế độ nghỉ phép năm cho anh em, tuy nhiên hiện tại đang phát sinh vấn đề chế độ phép với các trường hợp mới tuyển dụng vào làm việc. Cụ thể là: theo Điều 74 của Bộ Luật lao động thì NLĐ "có 12 tháng làm việc liên tục cho 1 doanh nghiệp hay 1 chủ sử dụng lao động được hưởng chế độ nghỉ phép năm 12 ngày" trong điều kiện làm việc bình thường.

    Nếu căn cứ vào câu chữ của Điều 74 này thì có phải phải có đủ 12 tháng làm việc mới đựơc có chế độ phép năm ? có nghĩa là sau 12 tháng đầu là việc mới có chế độ phép năm, cũng có nghĩa là chế độ phép năm là để trả cho 12 tháng "đã làm việc" ? Nếu hiểu như vậy thì Điểu 77 phải sửa lại: Nếu thời gian làm việc dài hơn 12 tháng thì chế độ phép năm đựơc tính trên cơ sở bình quân số ngày phép cả năm được hưởng chia cho 12 và tính cho số tháng thực tế đã làm việc" .

    Cách hiểu của chúng tôi như vậy có đúng không ? Vì cách việt như trong Bộ luật với cả 2 Điều 74 và 77 hiện đã làm cho người đọc hiểu theo 2 cách khác nhau dẫn đến việc giải quyết chế độ không giống nhau (chúng tôi đã đọc được những ý kiến giải thích như vậy trên nhiều nơi tư vấn, ngay cả ở trang LawSoft này).

    Kính xin luật sư cho một lời giải thích để chúng tôi đề nghi doanh nghiệp áp dụng cho đúng tinh thần của Bộ Luật LĐ.

    Xin cảm ơn luật sư !

    Minh Anh 

     
    Báo quản trị |  
  • #2216   31/03/2009

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Điều 74, BLLD được hiểu là điều quy định về số ngày nghỉ cho các loại công việc (bình thường - nặng nhọc - đặc biệt nặng nhọc). Còn Điều 77 quy định về cách thức tính ngày phép cho những người lao động làm việc dưới 12 tháng.

    Như vậy, căn cứ Điều 77, người sử dụng lao động cần hiểu rằng, người lao động sẽ có 1 ngày nghỉ phép hưởng nguyên lương sau khi đã làm được 1 tháng.

    LS Nguyễn Bình An
    0989 008184

    Văn phòng luật sư - Văn phòng công chứng Ngọn Lửa Việt

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_NguyenAnBinh vì bài viết hữu ích
    Trust_link (07/06/2012)
  • #2321   11/09/2009

    huonghuynh
    huonghuynh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tính ngày công ngày chủ nhật khi đã bố trí ngày nghỉ khác trong tuần

    Kính gửi luật sư Nguyễn Bình An

    Do ngành nghề kinh doanh dịch vụ, công ty chúng tôi không thể cho nhân viên nghỉ vào ngày chủ nhật, nên đã sắp xếp một ngày nghỉ cố định khác trong tuần. Vậy 1 ngày chủ nhật mà người lao động làm có phải tính thành 2 ngày công không.

    Xin cảm ơn luật sư! 
     
    Báo quản trị |  
  • #2322   11/09/2009

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo quy định, người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật hoặc vào một ngày cố định khác trong tuần.
    Vì vậy, bạn không phải tính gấp đôi cho ngày công đó nếu cty đảm bảo sắp xếp nghỉ đủ 4 ngày trong tháng cho người lao động.

    Trân trọng!

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
  • #44292   21/04/2009

    minhanh_
    minhanh_

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/03/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cảm ơn lời tư vấn của luật sư !

    Theo cách giải thích của luật sư thì có lẽ Điều 77 phải đặt lên trước Điều 74 để có tính nguyên tắc khi xác định thời gian được hưởng chế độ nghỉ phép và Bộ LĐTBXH nên quy định gọi đây là chế độ phép tháng thì người lao động và người sử dụng lao động khỏi hiểu sai nghĩa của luật, vì việc này làm chúng tôi mất rất nhiều công sức tìm hiểu và tranh luận do cách trình bày kém sáng sủa về ngữ pháp đã gây ra.

    Một lần nữa cảm ơn luật sư Nguyễn Bình An.
     
    Báo quản trị |  
  • #44293   21/04/2009

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Vâng, chúc anh thành công trong công việc của mình.


    LS Nguyễn Bình An
    0989 008184
    Văn phòng luật sư - Văn phòng công chứng Ngọn Lửa Việt

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
  • #197299   28/06/2012

    minhanh_ viết:

    Xin cảm ơn lời tư vấn của luật sư !

    Theo cách giải thích của luật sư thì có lẽ Điều 77 phải đặt lên trước Điều 74 để có tính nguyên tắc khi xác định thời gian được hưởng chế độ nghỉ phép và Bộ LĐTBXH nên quy định gọi đây là chế độ phép tháng thì người lao động và người sử dụng lao động khỏi hiểu sai nghĩa của luật, vì việc này làm chúng tôi mất rất nhiều công sức tìm hiểu và tranh luận do cách trình bày kém sáng sủa về ngữ pháp đã gây ra.

    Một lần nữa cảm ơn luật sư Nguyễn Bình An.

    Chào bạn minhanh!

    Theo như những gì bạn hỏi và được luật sự trả lời hình như bạn vẫn chưa được hiểu lắm do đó bạn mới có "sáng kiến" là thay bằng nghỉ phép năm thì gọi là" nghỉ phép tháng" và "chúng tôi mất rất nhiều công sức tìm hiểu và tranh luận do cách trình bày kém sáng sủa về ngữ pháp đã gây ra". Điều này chứng tỏ bạn đã phủ nhận thành quả của các đại biểu Quốc hội, các nhà làm luật và tự cho mình đứng trên pháp luật. Sở dĩ có tình trạng này là do bạn chưa hiểu đúng, hiểu sâu bản chất của vấn đề đặc biệt trong quan hệ lao động. Trong phần bạn hỏi bạn cần nắm chắc mấy vấn đề sau:

    1./ Bộ luật lao động khuyến khích cho những thỏa thuận đảm bảo cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với qui định của pháp luật lao động. Đây chính là phần mở để người sử dụng lao động thể hiện tính sáng tạo khi áp dụng luật.

    2./ Bộ luật lao động qui định nghỉ phép năm bởi có rất nhiều các quyền lợi khác của người lao động đi kèm khi họ làm việc đủ 1 năm. Nếu bạn "sáng kiến" là nghỉ phép tháng thì tất nhiên người lao động phải nghỉ hàng tháng và như vậy khi họ cần nghỉ ngơi dài ngày hoặc gia đình có công việc thì không có phép năm mà phải nghỉ không lương...Đó chỉ là 1 ví dụ thể hiện sự bất cập của nghỉ phép tháng.

    3./ Các Cty nên qui định mềm dẻo vấn đề này như không nhất thiết phải đủ 1 năm mới được nghỉ. Nếu trong năm người lao động mới làm việc được 7 tháng mà có nhu cầu nghỉ vẫn có thể cho họ nghỉ tương ứng 7 ngày, nếu tôt hơn vẫn có thể cho ứng thêm vài ngày phép.

    Đây chỉ là 1 vấn đề rất nhỏ được qui định trong Bộ luật lao động, hy vọng bạn sẽ có những tư vấn tốt cho lãnh đạo Cty.

    Chúc bạn mạnh khỏe!

     
    Báo quản trị |  
  • #89835   22/03/2011

    hoangvanluongklm
    hoangvanluongklm

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính chào Luật sư!

    Nhờ luật sư tư vấn về kỷ luật lao động.

    Trong trường hợp người lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước, nghỉ vô lý do liên tục 2 tháng sau đó quay lại Công ty làm đơn xin thôi việc và người xử dụng lao động công ty đó đã giải quyết theo nguyện vọng của người công nhân, đương nhiên người công nhân đó được hưởng các chế độ về chấm dứt hợp đồng.

    Xin hỏi: Người sử dụng giải quyết như vậy có sai luật không?
    Xin trân trọng cảm ơn Luật sư!
     
    Báo quản trị |  
  • #90484   24/03/2011

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Nếu không có quyết định xử lý kỷ luật lao động trước đó và hai Bên đã đồng ý thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ của người lao động trên cơ sở đơn xin thôi việc thì công ty không có sự vi phạm pháp luật gì ở đây. Nếu có, chỉ là trách nhiệm của bộ phận tổ chức - nhân sự đã không hoàn thành được chức năng quản lý nhân sự của mình trong đơn vị.

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
  • #91305   28/03/2011

    hoangvanluongklm
    hoangvanluongklm

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính nhờ Luật sư tư vấn!

    Chế độ thanh toán phép hàng năm cho người lao động

    Hàng năm, công ty chúng tôi vẫn bố trí cho người lao động nghỉ phép theo quy định nếu người lao động có yêu cầu.


    Xin hỏi, đối với các trường hợp không có nhu cầu nghỉ phép nhưng đề nghị thanh toán chế độ phép. Công ty chúng tôi không thanh toán (vì công ty vẫn có khả năng sắp xếp cho người lao động đó nghỉ theo chế độ). Như vậy công ty có vi phạm luật không.

    Rất mong sự tư vấn của Luật sư!

     
    Báo quản trị |  
  • #91516   29/03/2011

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo quy định tại Điều 76, BLLĐ, công ty có quyền bố trí lịch nghỉ hàng năm (nghỉ phép hưởng nguyên lương) sau khi tham khảo ý kiến của Công đoàn cơ sở và phải thông báo trước cho mọi người lao động.

    Như vậy, nếu công ty đã làm như trên thì có quyền bố trí ngày nghỉ cho người lao động theo lịch, không phải thanh toán tiền lương ngày nghỉ hàng năm.

    Trân trọng,

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
  • #167402   22/02/2012

    thenam1
    thenam1

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2012
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 680
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Dạ em chào Luật sư.
    Cũng vấn đề trên, Công ty có kế hoạch cho nghỉ nhưng người lao động không nghỉ thì việc không thanh toán tiền lương phép những ngày không nghỉ thì có vi phạm luật không a?
     
    Báo quản trị |  
  • #170218   06/03/2012

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Nếu công ty đã lập kế hoạch nghỉ phép nhưng người lao động không nghỉ thì công ty phải thanh toán số ngày phép chưa nghỉ cho người lao động, 1 ngày phép được tính là 1 ngày công.

    Trân trọng,

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
  • #168415   26/02/2012

    thenam1
    thenam1

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2012
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 680
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào Luật sư.
    Vấn đề ở đây là có bố trí nhưng người lao động không có nhu cầu nghỉ. Như vậy có phải thanh toán tiền phép cho những ngày chưa nghỉ không  ạ?
     
    Báo quản trị |  
  • #170664   08/03/2012

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Công ty phải thanh toán những ngày phép chưa dùng cho người lao động.

    Trân trọng,

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
  • #170724   08/03/2012

    vietha8797
    vietha8797

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2011
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 14 lần


    Chào luật sư và các bạn
    Liên quan đến vấn đề nghỉ phép năm và nghĩa vụ thanh toán phép năm của doanh nghiệp cho người lao động trong các trường hợp không nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ đủ phép năm tôi muốn trao đổi thêm với luật sư nội dung sau:

    Thứ nhất: Theo tinh thần của Điều 76 khoản 3 của Bộ luật Lao động, tôi hoàn toàn đồng ý với luật sư rằng người lao động nghỉ việc hoặc vì lý do khác mà không nghỉ phép năm hoặc không nghỉ đủ phép năm sẽ được thanh toán khoản phép năm đó theo đó một ngày không nghỉ phép năm sẽ được thanh toán tương đương với một ngày làm việc.

    Thứ hai: Theo quy định của Điều 10 Nghị định 195/1994 hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự về thời giờ lao động và thời gian nghỉ ngơi quy định:

    #ff0000;">"Điều 10.- Người lao động được trả lương những ngày chưa nghỉ hàng năm hoặc ngày chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm theo Khoản 3 Điều 76 của Bộ Luật lao động trong các trường hợp sau đây:

    1- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để làm nghĩa vụ quân sự;

    2. Hết hạn hợp đồng lao động; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu công nghệ; bị sa thải; nghỉ hưu; chết".

    Như vậy theo quy định trên đây việc thanh toán những ngày phép năm cho người lao động chỉ áp dụng cho 2 trường hợp trên (chủ yếu hướng đến việc người lao động thôi việc) không phản ánh hết được tinh thần của Điều 76k3. 

    Nếu xét về mặt từ ngữ của quy định của Điều 76 thì người lao động nếu vì lý do khác (bên cạnh lý do thôi việc) mà không nghỉ phép hoặc không hết phép sẽ được thanh toán phép sẽ được hiểu theo phạm vi rất rộng chứ không bó hẹp như diễn giải tại Điều 10 của Nghị định 195.

    Hiện tại Nghị định 195 vân có hiệu lực. Nghị định 109 sau này chỉ sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 195 mà không có bất kỳ sửa đổi nào đối với Điều 10 trên đây.

    Tôi rất mong luật sư và các bạn cho ý kiến về cách hiểu của Điều 10 Nghị định 195 (quy định này có mâu thuẫn với quy định của BLLĐ hay ko)?

    Trân trọng



     
    Báo quản trị |  
  • #176242   04/04/2012

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Tôi cũng đồng ý với quan điểm của bạn và đã viết một bài đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày hôm qua, thứ Ba, 03/4/2012: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/485254/Khong-nghi-phep-nam-khong-duoc-thanh-toan.html

    #ffffff; font-family: arial;">Thứ Ba, 03/04/2012, 08:31 (GMT+7)

    #0072bc; font-size: 18px; font-weight: bold; padding-top: 5px; padding-bottom: 5px; margin-top: 5px; margin-bottom: 5px; line-height: 20px; text-align: -webkit-auto; background-color: #ffffff; font-family: arial;">Không nghỉ phép năm không được thanh toán?

    #ffffff; font-family: arial;">TT - Trong các vụ đình công đòi quyền lợi của người lao động xảy ra thời gian qua, yêu cầu được thanh toán tiền những ngày phép năm chưa dùng xuất hiện tương đối nhiều. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đình công.

    #ffffff; font-family: arial;">Điều 74 Bộ luật lao động (BLLĐ) quy định người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương. Nếu ngày nghỉ phép chưa dùng hết, khoản 3, điều 76 BLLĐ hướng dẫn rằng người lao động do thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được trả lương những ngày chưa nghỉ. Cụm từ “các lý do khác” được giải thích trong điều 10 nghị định số 195/CP ban hành ngày 31-12-1994 (nghị định 195) là các trường hợp:

    #ffffff; font-family: arial;">1- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để làm nghĩa vụ quân sự;

    #ffffff; font-family: arial;">2. Hết hạn hợp đồng lao động; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu công nghệ; bị sa thải; nghỉ hưu; chết.

    #ffffff; font-family: arial;">Tìm kiếm trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, ngoài nghị định 195, không có văn bản nào khác giải thích, quy định hoặc hướng dẫn về “các lý do khác”.

    #ffffff; font-family: arial;">Xét về mặt ngôn từ, cụm từ “các lý do khác” trong khoản 3, điều 76 BLLĐ có nội hàm rộng, điều chỉnh nhiều trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, ý chí của nhà làm luật đã bị nghị định 195 “gói gọn” trong hai trường hợp nói trên. Mặc dù nghị định 195 đã được sửa đổi, bổ sung hai lần nhưng riêng nội dung của điều 10 hoàn toàn không có sửa đổi, bổ sung gì, hiện đang có hiệu lực pháp luật buộc các bên tham gia vào quan hệ lao động phải thực hiện theo.

    #ffffff; font-family: arial;">Như vậy, có thể hiểu rằng nếu không rơi vào hai trường hợp theo hướng dẫn của nghị định 195 thì người lao động không có quyền yêu cầu người sử dụng lao động thanh toán tiền lương số ngày nghỉ hằng năm chưa sử dụng; hay nói cách khác, doanh nghiệp không có sai phạm gì nếu không thanh toán tiền phép hằng năm này.

    #ffffff; font-family: arial;">Theo tôi, để phản ánh đầy đủ tinh thần của điều 76 BLLĐ, cũng như để doanh nghiệp có trách nhiệm hơn và tự chủ hơn đối với việc thanh toán tiền lương số ngày nghỉ hằng năm chưa sử dụng cho người lao động, điều 10 nghị định 195 và dự Luật lao động mới nên được sửa đổi, bổ sung theo hướng thêm vào một trường hợp. Đó là việc thanh toán tiền phép năm sẽ do người sử dụng lao động quy định trong thỏa ước lao động tập thể hoặc trong nội quy lao động sau khi thống nhất ý kiến với ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động nơi chưa có công đoàn.

    #ffffff; font-family: arial;">Luật sư NGUYỄN BÌNH AN


    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LS_NguyenAnBinh vì bài viết hữu ích
    diendanthuvienphapluat (09/04/2012) vietha8797 (08/05/2012)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

Email: an@vcalaw.com | Website: www.vcalaw.com

Điện thoại: 0902 255 896