Có được ghi đơn giá bằng USD trong HĐ?
Công ty tôi là chủ đầu tư đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp, đã được giao đất. Nay chuyển nhượng lại cho các doanh nghiệp để xây dựng nhà máy. Đơn giá trong hợp đồng chúng tôi muốn đảm bảo băng USD, tuy nhiên Pháp luật hiện hành không cho phép! Vậy có cách nào để ghi đơn giá trong HĐ không vi phạm luật, nhưng vẫn được đảm bảo bằng USD không? (Vì tiến độ thanh toán chia làm nhiều đợt, tổng thời gian cũng phải 12 tháng). Rất cảm ơn Luật sư.
Về vấn đề này, tôi có ý kiến như sau để bạn phamho98 tham khảo:
Ngân hàng nhà nước có công văn số 9861/NHNN-QLNH ngày 21 /12 /2010 về việc xử lý kiến nghị tại báo cáo kết quả kiểm tra vi phạm, theo đó "Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối dưới mọi hình thức dù trực tiếp hay gián tiếp kể cả việc ghi đơn giá bằng Việt Nam Đồng nhưng quy đổi tương đương ra Đô La Mỹ hoặc được đảm bảo bằng ngoại tệ (dưới hình thức kèm tỷ giá tham khảo và quy định đơn giá sẽ thay đổi trong trường hợp tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại biến động tại thời điểm thanh toán) là vi phạm quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam và cần được xử lý nghiêm theo quy định pháp luật".
#ff0000;">Như vậy, theo quan điểm của Ngân hàng nhà nước, trường hợp niêm yết gián tiếp bằng ngoại tệ (mặc dù thanh toán bằng đồng Việt Nam) vẫn là thoả thuận trái pháp luật.
Theo quan điểm của toà án tối cao tại Nghị quyết số
04/2003/NQ-HĐTP ngày 27/5/2003 lại chia ra hai trường hợp sau:
a. Nếu trong nội dung của hợp đồng kinh tế các bên có thoả thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ trong khi đó một hoặc các bên không được phép thanh toán bằng ngoại tệ, thì hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh HĐKT (các bên vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý ngoại tệ). Trong trường hợp này nếu một hoặc các bên có yêu cầu Toà án giải quyết thì Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu theo thủ tục chung.
b. Nếu trong nội dung của hợp đồng kinh tế các bên có thoả thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ trong khi đó một hoặc các bên không được phép thanh toán bằng ngoại tệ, nhưng sau đó các bên có thoả thuận thanh toán bằng Đồng Việt Nam hoặc trong nội dung của hợp đồng kinh tế các bên thoả thuận sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền định giá (để bảo đảm ổn định giá trị của hợp đồng) nhưng việc thanh toán là bằng Đồng Việt Nam, thì hợp đồng kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh HĐKT và do đó không bị coi là vô hiệu toàn bộ.
Hậu quả pháp lý của giao dịch niêm yết bằng ngoại tệ:
Theo qui định của BLDS 2005, giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật là giao dịch vô hiệu toàn bộ.
Như vậy, nếu chiếu theo quan điểm của ngân hàng nhà nước thì giao dịch này sẽ bị coi là vô hiệu toàn bộ.
Nếu chiếu theo thực tiễn xét xử, toà án có xu hướng xét xử theo hướng dẫn của TATC nêu trên.
Giải pháp hiện nay: ghi giá bằng Việt Nam đồng hoàn toàn. ở phần phương thức thanh toán: ghi là trường hợp có biến động tăng về tỷ giá thì hai bên sẽ kí phụ lục hợp đồng.