8 chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ đầu năm 2016

Chủ đề   RSS   
  • #411447 29/12/2015

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    8 chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ đầu năm 2016

    >>> Tổng hợp văn bản hướng dẫn các Luật có hiệu lực từ 01/01/2016

    >>> Điểm mới nổi bật 10 Luật có hiệu lực từ 01/01/2016

    >>> Những điều cần lưu ý từ ngày 01/01/2016

    8 chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ đầu năm 2016

    Tiếp theo các chính sách nổi bật có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, sau đây, Dân Luật điểm qua 8 chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ đầu năm 2016.

    1. 85 biểu mẫu mới về đăng ký doanh nghiệp

    Từ ngày 15/01/2016, Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực, thay thế Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT.

    Theo đó, Thông tư này ban hành kèm theo 85 biểu mẫu trong đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh. Các biểu mẫu này được chia làm 2 nhóm chính:

    Nhóm 1: Mẫu văn bản quy định cho doanh nghiệp/hộ kinh doanh.

    Bao gồm:

    - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Danh sách kèm theo.

    - Thông báo và các văn bản khác do doanh nghiệp phát hành.

    - Mẫu văn bản quy định cho hộ kinh doanh.

    Nhóm 2: Mẫu văn bản quy định cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

    - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

    - Thông báo và các văn bản khác của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.

    - Mẫu văn bản quy định cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

    Ngoài ra, Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT còn ban hành kèm theo các hướng dẫn:

    - Danh mục chữ cái và ký hiệu sử dụng trong đặt tên doanh nghiệp/đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp/địa điểm kinh doanh/hộ kinh doanh.

    - Mã cấp tỉnh, cấp huyện sử dụng trong đăng ký hộ kinh doanh.

    - Phông (font) chữ, cỡ chữ, kiểu chữ sử dụng trong các mẫu giấy

    Xem chi tiết các biểu mẫu tại Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.

    2. Sẽ kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn vỉa hè

    Cụ thể, theo Thông tư 48/2015/TT-BYT, sẽ kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đường phố, vỉa hè.

    Theo đó, định kỳ 1 năm kiểm tra 4 lần hoặc kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đường phố, các nội dung sau:

    - Kiểm tra hồ sơ hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, Giấy xác nhận kiến thức về ATTP, Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

    - Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; thực hành vệ sinh ATTP của nhân viên; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn nước; nguồn gốc xuất xứ đối với thực phẩm và nguyên liệu dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm; lưu mẫu.

    - Lấy mẫu thức ăn, nguyên liệu thực phẩm để kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết.

    Thông tư 48/2015/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/01/2016.

    3. Quy định về tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN

    Từ năm ngân sách 2016, việc nộp tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN được thực hiện như sau:

    - Nếu chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước công bố trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

    Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng;

    - Nếu trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHTN từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

    - Trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01 hằng năm, BHXH Việt Nam phải có văn bản thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân nêu trên gửi cơ quan BHXH trực thuộc, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an để thống nhất thực hiện.

    Nội dung này được đề cập tại Quyết định 60/2015/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 15/01/2016.

    4. Thêm trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

    Đó là trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nhận các khoản thù lao từ cơ quan nhà nước do thực hiện hoạt động thu hộ, chi hộ các cơ quan nhà nước.

    Thù lao thu hộ, chi hộ các cơ quan nhà nước không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT là các khoản thù lao nhận được từ hoạt động: thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện cho cơ quan BHXH; chi trả trợ cấp ưu đãi cho người có công, trợ cấp khác cho Bộ Lao động Thương binh xã hội; thu thuế của hộ cá nhân cho cơ quan thuế và các khoản thu hộ, chi hộ khác cho cơ quan Nhà nước.

    Đó là quy định tại Thông tư 193/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/01/2016.

    5. Thêm nhiều quy định xử phạt bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

    Đó là một trong các quy định nổi bật tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/01/2016.

    Theo đó, xử phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có các hành vi sau trong quan hệ với người tiêu dùng:

    - Thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.

    -Yêu cầu hoặc buộc người tiêu dùng thanh toán chi phí hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng.

    - Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng.

    Đồng thời, xử phạt từ 1 – 5 triệu đồng đối với các hành vi sau:

    - Không giải trình hoặc giải trình không đúng thời hạn hoặc không cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định.

    - Từ chối tiếp nhận yêu cầu tiến hành thương lượng của người tiêu dùng hoặc không tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người tiêu dùng theo quy định.

    Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng buộc thu hồi hàng hóa không bảo đảm chất lượng đối với hành vi lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng.

    6. Nâng mức chuẩn hộ nghèo từ 01/01/2016

    Cụ thể, từ ngày 01/01/2016, nâng mức chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo đối với tiêu chí về thu nhập như sau:

    - Ở khu vực nông thôn:

    + Chuẩn nghèo: nâng từ 400.000/đồng/người/tháng lên 700.000 đồng/người/tháng.

    + Chuẩn cận nghèo: nâng từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng lên 1.000.000 đồng/người/tháng.

    - Ở khu vực thành thị:

    + Chuẩn nghèo: nâng từ 500.000 đồng/người/tháng lên 900.000 đồng/người/tháng.

    + Chuẩn cận nghèo: nâng từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng lên 1.300.000 đồng/người/tháng.

    Ngoài tiêu chí về thu nhập để đánh giá chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo còn tiêu chí về mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản gồm: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh và thông tin.

    Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm: Tiếp cận dịch vụ y tế, BHYT, trình độ giáo dục của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em,  chất lượng nhà ở…

    Quy định này được đề cập tại Quyết định 59/2015/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 05/01/2016.

    7. Hướng dẫn ghi Giấy xác nhận độc thân

    Việc ghi Giấy xác nhận độc thân hay còn gọi là Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được hướng dẫn tại Thông tư 15/2015/TT-BTP. Cụ thể như sau:

    - Mục “Nơi cư trú”: ghi theo địa chỉ cư trú hiện nay của người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

    - Mục “Trong thời gian cư trú tại:.. từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...”: chỉ ghi trong trường hợp người yêu cầu đề nghị cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian đăng ký thường trú trước đây.

    - Mục “Tình trạng hôn nhân”: phải ghi chính xác về tình trạng hôn nhân hiện tại của người đó, cụ thể:

    + Nếu chưa bao giờ kết hôn thì ghi “Chưa đăng ký kết hôn với ai”.

    + Nếu đang có vợ/chồng thì ghi “Hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông... (Giấy chứng nhận kết hôn số..., do... cấp ngày... tháng... năm...)”.

    + Nếu có đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn và chưa kết hôn mới thì ghi “Có đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn theo Bản án/Quyết định ly hôn số... ngày... tháng... năm... của Tòa án nhân dân...; hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai”.

    + Nếu có đăng ký kết hôn, nhưng vợ/chồng đã chết và chưa kết hôn mới thì ghi “Có đăng ký kết hôn, nhưng vợ/chồng đã chết (Giấy chứng tử/Trích lục khai tử/Bản án số:... do... cấp ngày... tháng... năm...); hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai”.

    + Nếu là trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 và vẫn chung sống với nhau mà chưa đăng ký kết hôn thì ghi “Hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông...”.

    - Trường hợp Cơ quan đại diện cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam trong thời gian cư trú ở nước ngoài thì mục “Nơi cư trú” ghi theo địa chỉ cư trú hiện tại của người yêu cầu.

    Mục “Trong thời gian cư trú tại:... từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...” ghi theo địa chỉ, thời gian cư trú thực tế tại nước ngoài. Tình trạng hôn nhân của người đó được xác định theo Sổ đăng ký hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử do Cơ quan đại diện quản lý và ghi tương tự như trên

    Ví dụ: “Ông Nguyễn Văn A,

    Nơi cư trú: Berlin, CHLB Đức.

    Trong thời gian cư trú tại: New York, Hoa Kỳ, từ ngày 20 tháng 10 năm 2010 đến ngày 27 tháng 7 năm 2012.

    Tình trạng hôn nhân: Không đăng ký kết hôn với ai tại Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ”.

    - Mục “Giấy này được cấp để:” phải ghi đúng mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, không được để trống.

    Ví dụ: Làm thủ tục mua bán nhà; bổ túc hồ sơ xin việc; làm thủ tục thừa kế; bổ túc hồ sơ đi du lịch nước ngoài; để kết hôn…

    Trường hợp sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn thì phải ghi rõ họ tên, năm sinh, giấy tờ tùy thân của người dự định kết hôn, nơi dự định làm thủ tục kết hôn.

    8. Ngày 04/01/2016 tiếp tục điều chỉnh giá xăng

    Căn cứ Nghị định 83/2014/NĐ-CP về điều hành kinh doanh xăng dầu, sau đợt điều chỉnh giá xăng vào ngày 18/12/2015 thì chu kỳ điều chỉnh tiếp theo là ngày 04/01/2016 (do ngày 02/01/2016 là ngày thứ 7).

    Liêu lần này, giá xăng sẽ tăng hay giảm, các bạn đón theo dõi nhé.

     
    6967 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận