7 cách nhìn người chính xác của Gia Cát Lượng

Chủ đề   RSS   
  • #462852 28/07/2017

    nguyentrongtan188
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2017
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2319
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 65 lần


    7 cách nhìn người chính xác của Gia Cát Lượng

    Mình đọc được bài này trên CafeBiz khá hay nên share lại để ae dân luật cùng đọc và suy ngẫm.... 
    Không có gì khó hơn là nhìn thấu bản chất của người khác. Người tốt, người xấu là khác nhau, bản chất và vẻ bề ngoài cũng không thống nhất. Một số người bề ngoài đẹp đẽ nhưng lại là tiểu nhân. Một số người tỏ ra đạo mạo nhưng thực chất lại không có trí tuệ. Một số người tỏ ra dũng cảm nhưng thực ra lại rất hèn nhát. Một số người luôn tỏ ra hết lòng nhưng lại không phải kẻ trung thành.
     
    Bạn phải quản lý rất nhiều các mối quan hệ trong gia đình, xã hội, công việc. Làm cách nào để nhận biết những người đang giao tiếp với bạn hàng ngày tốt đến đâu? Nếu họ không ảnh hưởng đến bạn thì không có vấn đề gì, nhưng nếu họ có phương tiện để xen vào và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, sẽ tốt hơn nếu bạn có thể nắm bắt được tâm ý của họ.
     
    Gia Cát Lượng là một nhà ngoại giao tài trí, chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc bậc nhất thời Tam Quốc. Bí quyết nhận biết con người được ông ghi lại trong cuốn sách The Way of the General: Knowing People từ rất lâu nhưng vẫn rất hữu ích trong xã hội hiện đại ngày nay.
     
    1. Hỏi đúng/sai để quan sát ý của đối phương
     
    Đạo đức quyết định hành động. Quan điểm về cái đúng cái sai tạo nên cách cư xử của một người. Điều bạn cho là không đúng lại có thể hoàn toàn phù hợp với người khác và ngược lại. Điều này có thể dẫn đến xung đột hoặc các vấn đề trong từng bối cảnh cụ thể.
     
    Biết về đạo đức của một người, bạn có thể tránh được các xung đột nhất định. Bằng cách lắng nghe cẩn thận ý kiến của đối phương về cái đúng, cái sai, bạn sẽ biết nhiều hơn về bản chất đạo đức, lập trường của người này. Người làm tướng mà không thể phân biệt rõ địch và ta thì hậu quả vô cùng thảm hại.
     
    2. Bác bỏ tất cả lập luận nhằm quan sát khả năng ứng biến của đối phương
     
    Cách một người biện luận tiết lộ rất nhiều về bản chất của họ. Đối phương muốn giành chiến thắng trong bao lâu? Họ trình bày lập luận cá nhân bằng cách nào, chiến thuật ra sao? Họ có để tâm đến mặt bằng chung không? Khi tranh luận, họ có cố chứng minh cái đúng của bản thân mà phủ nhận gay gắt người khác không? Những kẻ dễ tức giận, kích động trong một cuộc tranh luận thì cũng có thể làm điều tương tự trong các tình huống khác của cuộc sống.
     
    Khả năng ứng biến và giữ bình tĩnh của một người có thể giúp họ chuyển bại thành thắng, mở lối thoát cho bản thân và những người đi theo mình ở cả những tình huống tưởng như bế tắc.
     
    3. Đưa ra các chiến lược để xem trí tuệ của đối phương
     
    Khi tham khảo ý kiến của một người về các chiến lược, hãy lưu ý cách họ tiếp cận với vấn đề và các yếu tố thu hút sự chú ý của họ. Đối phương đang tập trung vào vấn đề hay giải pháp? Cách giải quyết đưa ra ngắn hạn hay dài hạn? Họ có tính đến các vấn đề phát sinh liên quan hay không? Người có trí tuệ, khôn ngoan sẽ quan sát sâu sắc trong mọi tình huống. Bạn nên giữ những người có trí tuệ sâu sắc như vậy gần bên mình. Nếu đối phương quan sát hời hợt, bạn nên cẩn trọng khi muốn tìm lời khuyên từ họ.
     
    4. Dùng rắc rối để xem dũng khí đối phương
     
    Trong lúc yên bình ai cũng có thể tỏ ra nghĩa khí, dũng cảm. Nhưng chỉ khi nguy khốn thực sự, bản chất thực sự của những kẻ hèn nhát mới được tiết lộ. Kẻ dũng sẽ luôn vững vàng khi đối mặt với sự phản đối, xấu hổ, bê bối... Họ có thể kiểm soát được bản thân, không bỏ cuộc trước những nỗi sợ hãi, đau đớn và áp lực cao.
     
    Chỉ khi khó khăn mới biết được chân tình. Bất cứ khi nào rắc rối xảy ra, hãy luôn ghi nhớ sự dũng cảm của người dám đương đầu với nó.
     
    5. Dùng rượu để đánh giá tính cách đối phương
     
    Hầu hết chúng ta đều giấu mình vì nhiều lí do. Vì thế, lúc thường ngày, rất khó để biết được một người thực sự suy nghĩ như thế nào. Lúc uống say là cơ hội để phát hiện tính cách thực sự của một người. Những người uống rượu xong mà nói mãi không thôi là những kẻ không đáng tin cậy. Đối với những người này, đừng nên tiết lộ bí mật gì, nhất là chuyện đại sự, bí mật kinh doanh. Những người uống rượu xong mất kiểm soát bản thân, đánh mất lý trí thì khó làm được việc lớn.
    6. Dùng lợi lộc để đánh giá sự liêm chính
     
    Lợi danh bày trước mắt sẽ khiến con người bộc lộ rất nhiều điều. Trước cơ hội có được một món lợi lớn, liệu anh ta có ý định chia sẻ lợi ích với người khác hay muốn vơ tất cả cho bản thân? Anh ta tự cao hay khiêm tốn về thành tựu đã đạt được?
     
    Người thanh liêm có lòng tự trọng cao, họ biết người biết ta, làm việc công tư phân minh, cẩn trọng. Ngược lại, một số người để "đám mây" danh lợi che mờ lí trí và bỏ qua mọi điều khác để đạt được lợi ích cá nhân. Cần cẩn thận trong các giao dịch với những người này.
     
    7. Giao việc cho đối phương và hẹn thời gian hoàn thành để nhận biết chữ tín của họ
     
    Chữ tín là một trong những cái gốc của việc làm người. Rất dễ để tuyên bố sự đáng tin cậy của một người, nhưng không hề dễ để chứng minh điều đó. Để kiểm tra "chữ tín" của một người, hãy giao cho anh ta một công việc với thời gian hoàn thành tự chọn. Đồng thời hãy quan sát cách anh ta thực hiện nó. Kết quả và thời gian anh ta hoàn thiện nhiệm vụ sẽ nói lên mức độ đáng tin của con người này. Nhưng, nếu anh ta không thành công, thì cũng nên lưu ý các tình huống liên quan để có thể đánh giá một cách sâu sắc.
     
    Sự hiểu biết và đánh giá đúng đắn về con người sẽ bảo vệ bạn khỏi những tổn hại và cư xử hài hòa hơn trong các mối quan hệ. Nếu là lãnh đạo, nó sẽ giúp bạn nhìn người, dùng người đúng đắn.
    ----
    Theo các bạn, trong số 7 cách nhìn người trên của Gia Cát Lượng, có cách nào không chuẩn xác không? Theo mình cả 7 cách đều rất chuẩn, nhưng đòi hỏi người thử phải rất tinh tế.
     

     

     
    13744 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyentrongtan188 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (28/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #462863   28/07/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Sao không thấy có ví dụ nào minh họa cho mỗi cách nhìn đó nhỉ ?

    Chẳng hạn ông đã nhìn nhận Lưu, Quan, Trương, Triệu như thế nào, qua các tình huống nào ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Dong_Bich (29/07/2017)
  • #462883   29/07/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    ntdieu viết:

    Sao không thấy có ví dụ nào minh họa cho mỗi cách nhìn đó nhỉ ?

    Chẳng hạn ông đã nhìn nhận Lưu, Quan, Trương, Triệu như thế nào, qua các tình huống nào ?

    Cái này là mình nói theo truyện của La Quán Trung thôi chứ ko nói chính sử nhé.

    Khổng Minh nhìn nhận Quan Vân Trường trong việc giao cho Quan Vũ giữ chốt chặn ở Hoa dung trong việc truy sát Tào Tháo trong trận Xích Bích. Đây chính là cách Dùng rắc rối để xem dũng khí đối phương mà chủ thớt nhắc tới.

    Khổng Minh đánh giá Trương Dực Đức qua việc giao cho Dực Đức trấn thành Từ Châu trong khi ông cùng Lưu Huyền Đức chia quân đi đánh Viên Thuật. Biết Dực Đức có thói mê uống rượu, ông giao thành nhưng để lại lợi dặn là không được uống rượu. Dực Đức hứa là ko uống nhưng thật ra trong lòng Khổng Minh lúc đó biết chắc kiểu gì Từ Châu cũng gặp đại họa do Dực Đức mê rượu. Và cuối cùng Từ Châu rơi vào tay Lữ Bố thật. Đây chính là cách Dùng rượu để đánh giá tính cách đối phương.

    Còn đối với Lưu Huyền Đức thì mình nói luôn là Khổng Minh nhìn lầm người rồi, Lưu Huyền Đức giả nhân giả nghĩa, hèn kém và nhu nhược, không xứng với tài năng của Khổng Minh. Khổng Minh và quy phục Tào Tháo là thiên hạ thống nhất vào nhà họ Lưu từ lâu rồi.

     

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    ntdieu (15/08/2017)
  • #464365   14/08/2017

    lamthanhtruc
    lamthanhtruc
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (278)
    Số điểm: 2015
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 64 lần


    Gia Cát Lượng là một nhân vật mưu trí mà mình rất thích trong tác phẩm Tam Quốc. Gia Cát Lượng được ví như một vị thần có thể đoán trước được mọi việc cũng như đoán được tính cánh con người. Và ngày nay ông cũng được dùng để nói tới những người thông minh mưu trí. Và đó đã trở thành một biểu tượng cho sự mưu trí.

     
    Báo quản trị |  
  • #464681   15/08/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    @ Dong_Bich : tôi không thấy đồng ý với bạn ở vài điểm

    Việc giao cho Quan Vũ giữ chốt chặn ở Hoa dung trong việc truy sát Tào Tháo trong trận Xích Bích không phải là Dùng rắc rối để xem dũng khí đối phương. Tào Tháo lúc này đang thua chạy tơi bời, để chặn đánh thì 1 tướng quèn thời đó cũng làm được, cần quái gì đến dũng khí của Quan Vũ :| Theo La Quán Trung thì vụ này Khổng Minh biết rằng số Tào Tháo chưa thể chết, cho nên giao vụ này cho Quan Vũ chủ yếu để trả hết ân tình trước đây với Tào Tháo mà thôi, sau này hai bên cứ thế mà uýnh nhau thẳng tay không cần nhường nhịn.

    Vụ Khổng Minh giao cho Dực Đức trấn thành Từ Châu chắc là bạn nhầm. Vụ mất Từ Châu xảy ra khoảng năm 196, trong khi mãi đến năm  208 Khổng Minh mới tới giúp Lưu Bị, làm sao mà ông có thể giao việc cho Trương Phi từ mười mấy năm trước được

    Còn việc ông nhìn nhầm Lưu Huyền Đức, tôi đồng ý với bạn , tuy vậy phim Tân Tam Quốc 2010 dàn dựng Lưu Bị là 1 tay cao thủ, chỉ là cuối đời không gặp thời mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #472150   25/10/2017

    vucaotien93
    vucaotien93

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2017
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 242
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    Bạn nói rất chính xác. 

     
    Báo quản trị |  
  • #474779   15/11/2017

    nguyenduy303
    nguyenduy303
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (348)
    Số điểm: 2977
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 61 lần


    Gia Cát Lượng, quân sư nhà Thục Hán nổi lên là người tài trí hơn người, một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất thời Tam Quốc. Ông còn được so sánh với Tôn Tử đại tài thời Chiến Quốc. Đọc xong bài viết này của bạn tôi thật sự khâm phục tài năng của ông, ông không chỉ biết cách dùng người tài mà còn quản lý người tài. Đây thật sự là một kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ sau.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #495944   02/07/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    4. Dùng rắc rối để xem dũng khí đối phương

    Trong lúc yên bình ai cũng có thể tỏ ra nghĩa khí, dũng cảm. Nhưng chỉ khi nguy khốn thực sự, bản chất thực sự của những kẻ hèn nhát mới được tiết lộ. Kẻ dũng sẽ luôn vững vàng khi đối mặt với sự phản đối, xấu hổ, bê bối... Họ có thể kiểm soát được bản thân, không bỏ cuộc trước những nỗi sợ hãi, đau đớn và áp lực cao.

    Chỉ khi khó khăn mới biết được chân tình. Bất cứ khi nào rắc rối xảy ra, hãy luôn ghi nhớ sự dũng cảm của người dám đương đầu với nó.

    Mình thấy cách này cực kỳ hiệu quả và có ích khi sử dụng trong công việc cũng như sinh hoạt.

     
    Báo quản trị |