5 lưu ý quan trọng người dân cần biết khi giải quyết tranh chấp đất đai

Chủ đề   RSS   
  • #561783 31/10/2020

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    5 lưu ý quan trọng người dân cần biết khi giải quyết tranh chấp đất đai

    Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có Sổ đỏ

    Đất đai là tài sản có giá trị lớn nên khi xảy ra tranh chấp thường sẽ rất phức tạp và muốn hòa giải phải gặp không ít khó khăn. Vậy tranh chấp đất đai là gì, nguyên nhân phổ biến do đâu và cách giải quyết như thế nào để đảm bảo đúng được quyền lợi các bên cũng như đúng theo quy định pháp luật?

    1. Tranh chấp đất đai là gì?

    Theo Điều 3 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai tức là những tranh chấp phát sinh giữa 2 hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề này là Nghị định 43/2014/NĐ-CP và các điều luật khác có liên quan của Luật Đất đai 2013.

    Sự khác biệt giữa tranh chấp đất đai với tranh chấp liên quan đến đất đai
     

    Tranh chấp đất đai

    Tranh chấp liên quan đến đất đai

    Thường là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các chủ thể trong việc xác định ai là người có quyền sử đụng đất hợp pháp.

    Thường là mâu thuẫn về 3 vấn đề:

    - Tranh chấp trong giao dịch đất đai

    - Tranh chấp di sản thừa kế là đất đai

    - Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất.

    Một số nguyên nhân đẫn đến tranh chấp đất đai

    - Cơ chế quản lý đất đai còn thiếu sót, sơ hở: Mặc dù các chế định liên quan đến đất đai ngày càng được bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện cho phù hợp, song vẫn không tránh khỏi có những thiếu sót, tồn tại một số  sai phạm, non kém trong trình độ quản lý của các cán bộ, từ đó góp phần gây ra tình trạng tranh chấp đất đai.

    - Thực tế cho thấy đất đai là tài sản ngày càng có giá trị, ở nhiều nơi còn diễn ra tình trạng “sốt giá” dẫn đến tình trạng lấn chiếm, tranh giành đất đai giữa các cá nhân/hộ gia đình, thậm chí anh em trong nhà cũng có thể kéo nhau ra tòa vì tranh chấp đất đai thừa kế.

    - Nhận thức của nhiều người dân về quan hệ đất đai không phù hợp với quy định của pháp luật, dẫn đến việc sử dụng và thực hiện các giao dịch nhà đất không đúng quy trình, thủ tục, khi xảy ra tranh chấp cũng thiếu các giấy tờ pháp lý cần thiết để giải quyết.

    2. Ba cách giải quyết tranh chấp đất đai

    Hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở

    Đây là hướng giải quyết đầu tiên cho mọi vụ việc tranh chấp đất đai, theo đó Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải tại địa phương (theo Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013). Trường hợp hòa giải thành công thì kết thúc tranh chấp. Ngược lại nếu hòa giải không thành thì tùy vào từng trường hợp mà pháp luật có cách giải quyết khác nhau, ví dụ khởi kiện, đề nghị UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết…

    Đề nghị UBND cấp huyện/tỉnh giải quyết

    Trường hợp hòa giải tại UBND xã không thành, các bên tranh chấp đất đai có thể đề nghị UBND cấp huyện/tỉnh xem xét giải quyết.

    Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cáp huyện chính là Chủ tịch UBND huyện đó. Cụ thể, hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai mà người dân cần chuẩn bị bao gồm:

    - Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai

    - Biên bản hòa giải, kết quả hòa giải tại UBND cấp xã

    - Thông tin về thửa đất tranh chấp (các tài liệu, chứng cứ về quyền sở hữu, diện tích, trích lục bản đồ. hồ sơ địa chính...).

    Thời hạn giải quyết là không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp hợp lệ (theo Nghị định 01/2017/NĐ-CP).

    Khởi kiện ra Tòa án nhân dân (TAND)

    Theo Khoản 1, 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, nếu rơi vào 3 dạng tranh chấp đất đai sau đây thì đương sự được khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền:

    - Tranh chấp đất đai mà đương sự có sổ đỏ hoặc đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ (có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013).

    - Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng…).

    - Tranh chấp đất đai mà đương sự không có sổ đỏ hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.

    3. Án phí khi khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND
     

    Loại tranh chấp đất đai

    Án phí khi khởi kiện tại TAND

    Tranh chấp về dân sự (gồm cả đất đai) không có giá ngạch

    300.000 đồng

     

     

     

     

    Tranh chấp về dân sự (gồm cả đất đai) có giá ngạch

    Từ 6 triệu đồng trở xuống

    300.000 đồng

    Từ 6 – 400 triệu đồng

    5% giá trị tài sản có tranh chấp

    Từ 400 - 800 triệu đồng

    20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng

    Từ 800- 2 tỷ đồng

    36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng

    Từ 2 - 4 tỷ đồng

    72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng

    Trên 4 tỷ đồng

    112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 04 tỷ đồng.

    Về thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai khi đương sự khởi kiện tại TAND, Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

    - Thời hạn để TAND chuẩn bị xét xử tối đa là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Thời hạn này được gia hạn thêm 2 tháng (tổng là 6 tháng) nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do những trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng.

    - Trong vòng 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, TAND phải mở phiên tòa, trừ trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này được tăng lên thành 2 tháng.

    Qua bài viết trên đây, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm tranh chấp đất đai, các dạng tranh chấp đất đai phổ biến và nguyên nhân, hướng giải quyết. Cùng với các bài viết khác trên Batdongsan.com.vn, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm những thông tin hữu ích khi giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng nhà, đất.

    Theo Batdongsan.com

    Cập nhật bởi lamkylaw ngày 31/10/2020 04:51:39 CH
     
    4119 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #561876   31/10/2020

    Mình thấy trong các trường hợp trên thì các bên tự hòa giải là cách giải quyết nhanh, gọn nhất.
     
    Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định:
    “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”
     
    Đây là cách thức giải quyết được Nhà nước khuyến khích nhưng kết quả giải quyết không bắt buộc các bên phải thực hiện mà phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên.
    Ngoài ra có một lưu ý đó là việc đưa tranh chấp ra tòa án thì phải bắt buộc phải thực hiện hòa giải ở UBND cấp xã (hòa giải cơ sở) trước đó. 
     
    Báo quản trị |